Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm nay sẽ họp để bàn về những mối đe dọa của quân khủng bố người nước ngoài đối với những khu vực có xung đột mà họ đang chiến đấu và đối với đất nước của họ khi họ trở về.
Cuộc họp hôm nay có sự tham dự của một số vị bộ trưởng nội vụ, trong đó có bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ.
Liên Hiệp Quốc ước tính có từ 15.000 đến 20.000 quân khủng bố người nước ngoài, và thậm chí có thể có tới 30.000 người. Trong số những chiến binh gọi tắt là FTF theo tiếng Anh này có cả phụ nữ và những thiếu niên chỉ có 14 tuổi và đến từ mọi nơi trên thế giới.
FTF đe dọa vùng Trung Đông -- nơi Nhà nước Hồi giáo, al-Qaida, và Mặt trận al Nusra đã trở thành những chữ đồng nghĩa với những vụ chặt đầu, bắt cóc và đánh bom tự sát.
Chẳng những thế, FTF còn hoành hành ở Phi châu -- nơi al-Shabab và Boko Haram, cùng với những nhóm vũ trang khác, đang gieo rắc kinh hoàng trong dân chúng và làm cho hàng vạn người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Hội đồng Bảo an sẽ thẩm định những tiến bộ từ tháng 9, khi Tổng thống Barack Obama chủ toạ phiên họp để chấp thuận một nghị nhằm ngăn chận dòng chảy của FTF. Nghị quyết qui định việc thực thi nhiều biện pháp, trong đó có việc kiểm tra danh sách hành khách máy bay, ngăn chận hoạt động kinh tài của các nhóm vũ trang, và cải thiện việc chia sẻ thông tin giữa các nước để ngăn không cho các phần tử khủng bố tuyển mộ, lên kế hoạch hoặc tham gia những vụ tấn công.
Mối đe dọa cấp tính
Nghị quyết cũng chỉ thị Uỷ ban chống khủng bố của Hội đồng Bảo an và Ban chấp hành của uỷ ban, gọi tắt là CTED, báo cáo về khả năng ứng phó của các nước đối với những thách thức của FTF. Tại cuộc họp hôm nay, CTED sẽ nộp báo cáo sơ khởi về 21 nước được xác định là bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Hiện tượng này, một hiện tượng đe dọa nghiêm trọng cho hoà bình và an ninh quốc tế, rõ ràng là không mới. Tuy nhiên, tầm mức của mối đe dọa này là vô cùng lớn. Do đó, chúng ta cần phải tập hợp sức mạnh của các nước thành viên, xã hội dân sự, và giới truyền thông để ứng phó một cách hữu hiệu đối với mối đe dọa hiện nay của FTF.Ông Jean-Paul Laborde, người đứng đầu CTED, nói.
Ông Jean-Paul Laborde, người đứng đầu CTED, cho biết: "Hiện tượng này, một hiện tượng đe dọa nghiêm trọng cho hoà bình và an ninh quốc tế, rõ ràng là không mới. Tuy nhiên, tầm mức của mối đe dọa này là vô cùng lớn. Do đó, chúng ta cần phải tập hợp sức mạnh của các nước thành viên, xã hội dân sự, và giới truyền thông để ứng phó một cách hữu hiệu đối với mối đe dọa hiện nay của FTF".
Phúc trình của CTED cảnh báo FTF là “một mối đe dọa cấp tính và mỗi lúc một tăng.” FTF làm những vụ xung đột gia tăng cường độ và có thể đe dọa rất nhiều cho đất nước của họ, những nước mà họ đi qua và những nước nằm kề những khu vực có xung đột.
Cuộc nghiên cứu của CTED phát giác nhiều khuyết điểm. Chỉ có 5 trong số 21 nước được khảo sát đòi hỏi các hãng máy bay nộp trước thông tin hành khách; chỉ có một nước thực hiện biện pháp kiểm soát di trú đối với hành khách quá cảnh tại phi trường; và chỉ có 4 nước có khả năng phong toả ngay các ngân khoản của bọn khủng bố. Ông Laborde nói rằng còn nhiều việc cần phải làm để thực thi đầy đủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Ông nói: "Việc không thực thi những biện pháp này cho phép FTF tha hồ hoạt động mà không bị cản trở hay bị trừng phạt".
Cũng có những tin đáng mừng trong bản phúc trình. Gần như tất cả 21 nước được khảo sát đã có luật lệ để ngăn cấm việc xúi giục các hoạt động khủng bố, kể cả thông qua internet, và hầu hết các nước đã thiết lập những cơ chế để ngăn chận dòng chảy tài chánh của các nhóm khủng bố.