Một ngày sau khi xảy ra một vụ đánh bom gần trụ sở quan sát viên của Liên Hiệp Quốc tại Damascus, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp để thảo luận về tương lai của nhiệm vụ giám sát tại Syria mà theo lịch sẽ hết hạn vào ngày Chủ nhật.
Phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra hôm thứ năm sau khi một chiến đấu cơ của Syria oanh kích vào thị trấn Azaz ở phía bắc đang được phe nổi dậy kiểm soát. Tin tức cho hay hơn 40 thường dân đã thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.
Phóng viên Scott Bobb của VOA có mặt Azaz khi vụ không kích hôm thứ Tư xảy ra và chứng kiến nhiều thương vong. Những bệnh viện gần đó ở Thổ Nhĩ Kỳ tràn ngập những người Syria bị thương và nhiều người trong số họ đã bị mất chân tay.
Hôm nay, các giám sát viên của tổ chức Human Rights Watch đến thăm Azaz cho biết cuộc tấn công đã san bằng cả một khu nhà dân. Họ nói lực lượng chính phủ Syria có thể đã nhắm mục tiêu vào hai cơ sở gần đó của lực lượng nổi dậy Quân đội Syria Tự do.
Bà Anna Neistat, Quyền giám đốc các trường hợp khẩn thuộc tổ chức Human Rights Watch cho biết: "Cuộc tấn công kinh hoàng này làm mấy chục thường dân thiệt mạng và bị thương và phá hủy cả một khu nhà dân. Lực lượng chính phủ Syria lại một lần nữa tấn công mà không màng đếm xỉa gì đến sinh mạng của thường dân."
Liên Hiệp Quốc tìm kiếm trợ giúp
Bà Valerie Amos, người đứng đầu về vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, đang kêu gọi thêm nguồn kinh phí để hỗ trợ cho 2,5 triệu người đang cần được giúp đỡ ở đất nước tan hoang vì bạo lực này.
Hôm thứ năm, bà Amos nói với phóng viên tại thủ đô Syria rằng chiến sự trong cuộc nổi dậy gần 18 tháng chống lại Tổng thống Bashar al-Assad đã trở nên ác liệt hơn. Bà cho biết tình hình nhân đạo ở Syria đã trở nên xấu đi kể từ khi bà đến thăm nước này hồi tháng Ba.
Bà Amos nói: "Hơn một triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa và bị đẩy vào cảnh khốn cùng. Có lẽ hơn 1 triệu người nữa cần được hỗ trợ về nhân đạo khẩn cấp do ảnh hưởng lan rộng của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế và sinh kế của người dân. Tháng Ba vửa qua, chúng tôi ước tính khoảng 1 triệu người cần giúp đỡ nhưng bây giờ con số đó đã lên 2,5 triệu người. Chúng tôi đang tiến hành cập nhật những kế hoạch trợ giúp cũng như những yêu cầu tài trợ."
Bà Amos cho biết viện trợ mà Liên Hiệp Quốc và các đối tác hiện đang cung cấp chỉ đáp ứng một phần cho nhu cầu của cả nước Syria. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế để "đóng góp hào phóng hơn" và cho biết bà sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ Syria giảm bớt hạn chế đối với các nhóm viện trợ.
Bà Amos nói tiếp: "Tôi tiếp tục vận động để chính phủ Syria linh hoạt hơn đối với các hoạt động nhân đạo. Không có lý do gì mà những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Syria bình thường không được nhận sự trợ giúp ở mức tối đa có thể."
Hôm thứ Tư, các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc cho biết chính phủ Syria và lực lượng dân quân trung thành đã phạm tội ác chiến tranh bao gồm tội sát hại và tra tấn dân thường.
Các nhà điều tra nói lực lượng nổi dậy cũng phạm tội ác chiến tranh, nhưng những tội này "xét về mức độ nghiêm trọng, tần suất và quy mô đều chưa bằng” những tội ác mà chính phủ đã phạm phải.
Quy mô nhiệm vụ giám sát của Liên Hiệp Quốc đã bị thu hẹp lại đáng kể từ đỉnh điểm là hơn 300 giám sát viên vì có lo ngại cho sự an toàn của họ. Hội đồng Bảo an dự kiến cũng sẽ không kéo dài thêm thời hạn giám sát.
Chính phủ Syria đang đánh mất sự ủng hộ
Trong khi đó, ngày hôm nay, Tổ chức Hợp tác các nước Hồi giáo (OIC) gồm 57 quốc gia đã đình chỉ tư cách thành viên của Syria vì cuộc đàn áp nhắm vào những người nổi dậy đối lập và bất đồng chính kiến.
Các cơ quan thông tấn Pháp cho biết khối này bày tỏ "quan ngại sâu sắc về các cuộc tàn sát và các hành vi vô nhân đạo mà người dân Syria phải gánh chịu."
Mỹ đã ca ngợi quyết định đình chỉ Syria của OIC. Trong một tuyên bố sau khi quyết định này được đưa ra, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết quyết định sẽ phát đi một "thông điệp cứng rắn" tới chính phủ của Tổng thống Assad.
Bà nói: "Hành động ngày hôm nay cho thấy sự cô lập của quốc tế đối với chế độ Assad và thể hiện sự ủng hộ rộng rãi đối với nhân dân Syria và cuộc đấu tranh của họ cho một nhà nước dân chủ, đại diện cho nguyện vọng và tôn trọng quyền con người của họ."
Quốc tế chia rẽ
Chính phủ Syria tiếp tục dựa vào đồng minh Nga và Trung Quốc để làm yếu đi những lời kêu gọi của quốc tế yêu cầu ông Assad từ chức.
Ðặc sứ của Syria, bà Bouthaina Shaaban, ca ngợi phản ứng của Trung Quốc và Nga đối với cuộc khủng hoảng ở Syria và nói rằng không giống như phương Tây, hai nước này nước không hành động như "thực dân."
Bà Shaaban phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi vui mừng khi thấy các nước như Trung Quốc và Nga, những nước không phải là những kẻ thực dân hay đối xử với nước khác với lập trường kẻ thực dân. Bà gọi đó là 'một lập trường rất khác với phương Tây'."
Những lời nhận định của bà Shaaban xuất hiện trên tờ Nhân dân Nhật báo của nhà nước Trung Quốc. Vị cố vấn này của ông Assad theo lịch sẽ có cuộc hội kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Cả Trung Quốc lẫn Nga đều phủ quyết 3 nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đe dọa áp lệnh trừng phạt lên Syria vì sử dụng vũ khí hạng nặng nhắm vào thường dân.
Các nhà hoạt động người Syria nói hơn 20.000 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nổi dậy nổ ra vào tháng Ba năm ngoái.
Các hình ảnh từ Syria
Phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra hôm thứ năm sau khi một chiến đấu cơ của Syria oanh kích vào thị trấn Azaz ở phía bắc đang được phe nổi dậy kiểm soát. Tin tức cho hay hơn 40 thường dân đã thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.
Phóng viên Scott Bobb của VOA có mặt Azaz khi vụ không kích hôm thứ Tư xảy ra và chứng kiến nhiều thương vong. Những bệnh viện gần đó ở Thổ Nhĩ Kỳ tràn ngập những người Syria bị thương và nhiều người trong số họ đã bị mất chân tay.
Hôm nay, các giám sát viên của tổ chức Human Rights Watch đến thăm Azaz cho biết cuộc tấn công đã san bằng cả một khu nhà dân. Họ nói lực lượng chính phủ Syria có thể đã nhắm mục tiêu vào hai cơ sở gần đó của lực lượng nổi dậy Quân đội Syria Tự do.
Bà Anna Neistat, Quyền giám đốc các trường hợp khẩn thuộc tổ chức Human Rights Watch cho biết: "Cuộc tấn công kinh hoàng này làm mấy chục thường dân thiệt mạng và bị thương và phá hủy cả một khu nhà dân. Lực lượng chính phủ Syria lại một lần nữa tấn công mà không màng đếm xỉa gì đến sinh mạng của thường dân."
Liên Hiệp Quốc tìm kiếm trợ giúp
Bà Valerie Amos, người đứng đầu về vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, đang kêu gọi thêm nguồn kinh phí để hỗ trợ cho 2,5 triệu người đang cần được giúp đỡ ở đất nước tan hoang vì bạo lực này.
Hôm thứ năm, bà Amos nói với phóng viên tại thủ đô Syria rằng chiến sự trong cuộc nổi dậy gần 18 tháng chống lại Tổng thống Bashar al-Assad đã trở nên ác liệt hơn. Bà cho biết tình hình nhân đạo ở Syria đã trở nên xấu đi kể từ khi bà đến thăm nước này hồi tháng Ba.
Bà Amos nói: "Hơn một triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa và bị đẩy vào cảnh khốn cùng. Có lẽ hơn 1 triệu người nữa cần được hỗ trợ về nhân đạo khẩn cấp do ảnh hưởng lan rộng của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế và sinh kế của người dân. Tháng Ba vửa qua, chúng tôi ước tính khoảng 1 triệu người cần giúp đỡ nhưng bây giờ con số đó đã lên 2,5 triệu người. Chúng tôi đang tiến hành cập nhật những kế hoạch trợ giúp cũng như những yêu cầu tài trợ."
Bà Amos cho biết viện trợ mà Liên Hiệp Quốc và các đối tác hiện đang cung cấp chỉ đáp ứng một phần cho nhu cầu của cả nước Syria. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế để "đóng góp hào phóng hơn" và cho biết bà sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ Syria giảm bớt hạn chế đối với các nhóm viện trợ.
Bà Amos nói tiếp: "Tôi tiếp tục vận động để chính phủ Syria linh hoạt hơn đối với các hoạt động nhân đạo. Không có lý do gì mà những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Syria bình thường không được nhận sự trợ giúp ở mức tối đa có thể."
Hôm thứ Tư, các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc cho biết chính phủ Syria và lực lượng dân quân trung thành đã phạm tội ác chiến tranh bao gồm tội sát hại và tra tấn dân thường.
Các nhà điều tra nói lực lượng nổi dậy cũng phạm tội ác chiến tranh, nhưng những tội này "xét về mức độ nghiêm trọng, tần suất và quy mô đều chưa bằng” những tội ác mà chính phủ đã phạm phải.
Quy mô nhiệm vụ giám sát của Liên Hiệp Quốc đã bị thu hẹp lại đáng kể từ đỉnh điểm là hơn 300 giám sát viên vì có lo ngại cho sự an toàn của họ. Hội đồng Bảo an dự kiến cũng sẽ không kéo dài thêm thời hạn giám sát.
Chính phủ Syria đang đánh mất sự ủng hộ
Trong khi đó, ngày hôm nay, Tổ chức Hợp tác các nước Hồi giáo (OIC) gồm 57 quốc gia đã đình chỉ tư cách thành viên của Syria vì cuộc đàn áp nhắm vào những người nổi dậy đối lập và bất đồng chính kiến.
Các cơ quan thông tấn Pháp cho biết khối này bày tỏ "quan ngại sâu sắc về các cuộc tàn sát và các hành vi vô nhân đạo mà người dân Syria phải gánh chịu."
Mỹ đã ca ngợi quyết định đình chỉ Syria của OIC. Trong một tuyên bố sau khi quyết định này được đưa ra, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết quyết định sẽ phát đi một "thông điệp cứng rắn" tới chính phủ của Tổng thống Assad.
Bà nói: "Hành động ngày hôm nay cho thấy sự cô lập của quốc tế đối với chế độ Assad và thể hiện sự ủng hộ rộng rãi đối với nhân dân Syria và cuộc đấu tranh của họ cho một nhà nước dân chủ, đại diện cho nguyện vọng và tôn trọng quyền con người của họ."
Quốc tế chia rẽ
Chính phủ Syria tiếp tục dựa vào đồng minh Nga và Trung Quốc để làm yếu đi những lời kêu gọi của quốc tế yêu cầu ông Assad từ chức.
Ðặc sứ của Syria, bà Bouthaina Shaaban, ca ngợi phản ứng của Trung Quốc và Nga đối với cuộc khủng hoảng ở Syria và nói rằng không giống như phương Tây, hai nước này nước không hành động như "thực dân."
Bà Shaaban phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi vui mừng khi thấy các nước như Trung Quốc và Nga, những nước không phải là những kẻ thực dân hay đối xử với nước khác với lập trường kẻ thực dân. Bà gọi đó là 'một lập trường rất khác với phương Tây'."
Những lời nhận định của bà Shaaban xuất hiện trên tờ Nhân dân Nhật báo của nhà nước Trung Quốc. Vị cố vấn này của ông Assad theo lịch sẽ có cuộc hội kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Cả Trung Quốc lẫn Nga đều phủ quyết 3 nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đe dọa áp lệnh trừng phạt lên Syria vì sử dụng vũ khí hạng nặng nhắm vào thường dân.
Các nhà hoạt động người Syria nói hơn 20.000 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nổi dậy nổ ra vào tháng Ba năm ngoái.
Các hình ảnh từ Syria