Bà Nkosazana Dlamini-Zuma, người Nam Phi, sẽ lên giữ chức chủ tịch sắp tới của Ủy ban Liên hiệp Châu Phi. Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi đã thắng phiếu đương kim Chủ tịch Jean Ping, người Gabon, trong cuộc bầu cử hôm qua tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp tại Addis Ababa. Từ thủ đô Ethiopia, thông tín viên VOA Gabe Joselow gửi về bài tường thuật sau đây.
Bà Dlamini-Zuma sẽ tiếp nhận chức vụ cao nhất của Liên hiệp Châu Phi AU sau khi thắng trong vòng bỏ phiếu thứ tư của cuộc bầu cử. Nhân vật người Nam Phi này đã được 37 phiếu của các nhà lãnh đạo Châu Phi trong cuộc bỏ phiếu kín tại trụ sở AU. Số phiếu này cao hơn ngưỡng 3/4 cần thiết để thắng.
Tổng thống Boni Yayi của Benin, người cũng giữ chức chủ tịch luân phiên của AU, hoan nghênh kết quả bầu cử.
Ông Yayi nói nay đã có chủ tịch ủy ban AU là bà Zuma, người sẽ nắm vận mạng của cơ chế này.
Bà Dlamini-Zuma và đương kim Chủ tịch Ủy ban AU Jean Ping, đã ra tranh cử vào chức vụ này tại hội nghị thượng đỉnh AU hồi tháng giêng, nhưng không có ứng cử viên nào hội đủ số phiếu để được tuyên bố đắc cử.
Bà Dalmini-Zuma sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Liên hiệp Châu Phi, và cũng là nhân vật đầu tiên của Nam Phi đảm nhận chức vụ này.
Phát biểu với các phóng viên trước cuộc biểu quyết, bà Dlamini-Zuma nói nếu đắc cử, bà sẽ dành ít ngày đầu tiên tại chức để quyết định sẽ cải tiến AU như thế nào.
Bà Zuma nói: “Tôi không cho rằng tôi sẽ góp phần làm những điều khác so với vị đương nhiệm. Nhưng tôi muốn góp phần nghiên cứu xem có thể củng cố ra sao để tổ chức có thể hoạt động một cách đầy đủ, hữu hiệu, và tốt đẹp hơn.”
Việc bà Dlamini-Zuma ra tranh cử trong tư cách một người Nam Phi đã gây ra ít nhiều tranh cãi. Khi được hỏi liệu việc bà đắc cử có vi phạm một truyền thống không được nói tới là không tán thành các nhà lãnh đạo những nước lớn nhất châu lục đứng đầu AU, bà Dlamini-Zuma nói bà không thấy có vấn đề gì trong việc bà đắc cử.
Bà Zuma nói: “Tôi thấy không có mối liên hệ giữa tôi trong tư cách một cá nhân muốn đóng góp vào tổ chức này với kích thước của đất nước tôi. Thực sự tôi không thấy có liên hệ nào.”
Bà Dlamini-Zuma sẽ lên nhậm chức vào lúc Liên hiệp Châu Phi phải đối phó với nhiều vụ khủng hoảng trong vùng, kể cả một vụ nổi dậy của phe chủ chiến Hồi giáo ở bắc bộ Mali và một cuộc nổi loạn ở miền đông nước Cộng hòa Dân chủ Congo.
Bà Dlamini-Zuma sẽ tiếp nhận chức vụ cao nhất của Liên hiệp Châu Phi AU sau khi thắng trong vòng bỏ phiếu thứ tư của cuộc bầu cử. Nhân vật người Nam Phi này đã được 37 phiếu của các nhà lãnh đạo Châu Phi trong cuộc bỏ phiếu kín tại trụ sở AU. Số phiếu này cao hơn ngưỡng 3/4 cần thiết để thắng.
Tổng thống Boni Yayi của Benin, người cũng giữ chức chủ tịch luân phiên của AU, hoan nghênh kết quả bầu cử.
Ông Yayi nói nay đã có chủ tịch ủy ban AU là bà Zuma, người sẽ nắm vận mạng của cơ chế này.
Bà Dlamini-Zuma và đương kim Chủ tịch Ủy ban AU Jean Ping, đã ra tranh cử vào chức vụ này tại hội nghị thượng đỉnh AU hồi tháng giêng, nhưng không có ứng cử viên nào hội đủ số phiếu để được tuyên bố đắc cử.
Bà Dalmini-Zuma sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Liên hiệp Châu Phi, và cũng là nhân vật đầu tiên của Nam Phi đảm nhận chức vụ này.
Phát biểu với các phóng viên trước cuộc biểu quyết, bà Dlamini-Zuma nói nếu đắc cử, bà sẽ dành ít ngày đầu tiên tại chức để quyết định sẽ cải tiến AU như thế nào.
Bà Zuma nói: “Tôi không cho rằng tôi sẽ góp phần làm những điều khác so với vị đương nhiệm. Nhưng tôi muốn góp phần nghiên cứu xem có thể củng cố ra sao để tổ chức có thể hoạt động một cách đầy đủ, hữu hiệu, và tốt đẹp hơn.”
Việc bà Dlamini-Zuma ra tranh cử trong tư cách một người Nam Phi đã gây ra ít nhiều tranh cãi. Khi được hỏi liệu việc bà đắc cử có vi phạm một truyền thống không được nói tới là không tán thành các nhà lãnh đạo những nước lớn nhất châu lục đứng đầu AU, bà Dlamini-Zuma nói bà không thấy có vấn đề gì trong việc bà đắc cử.
Bà Zuma nói: “Tôi thấy không có mối liên hệ giữa tôi trong tư cách một cá nhân muốn đóng góp vào tổ chức này với kích thước của đất nước tôi. Thực sự tôi không thấy có liên hệ nào.”
Bà Dlamini-Zuma sẽ lên nhậm chức vào lúc Liên hiệp Châu Phi phải đối phó với nhiều vụ khủng hoảng trong vùng, kể cả một vụ nổi dậy của phe chủ chiến Hồi giáo ở bắc bộ Mali và một cuộc nổi loạn ở miền đông nước Cộng hòa Dân chủ Congo.