Liên Hiệp Quốc cho hay con số đáng ngại các nhà báo trên toàn thế giới bị sát hại mỗi năm và rất ít các thủ phạm bị đưa ra trước công lý. Tổ chức Giáo Dục, Khoa học, và Văn Hóa đã soạn thảo một kế hoạch bảo đám an toàn cho các nhà báo. Thông tín viên VOA Lisa Schlein tại Geneva ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Thông tín viên chiến tranh người Mỹ Marie Colvin và nhiếp ảnh gia người Pháp Remi Ochlik đã bị giết ở Syria hôm 22 tháng hai.
Họ là hai trong số 65 nhà báo bị giết trong năm tháng đầu năm 2012. Theo thông tấn xã Thụy Sĩ ATS, con số này đã tăng 50 phần trăm so với năm ngoái. Ít nhất có 15 nạn nhân ở Syria, 7 nạn nhân ở Mexico, và 6 ở Somalia.
Báo cáo mới nhất của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cho hay 163 nhà báo bị bắt giam trong năm 2012.
Ông Heyns nói: “Nếu nhìn vào bản báo cáo tính cho tới thời điểm hiện tại của năm nay, dường như căn cứ vào cả mức độ các nhà báo bị bắt giam lẫn tổn thất nhân mạng của các ký giả, chúng ta quả tình đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng.”
Năm nay, điều tra viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các vụ giết người phi pháp, bừa bãi hay độc đoán, ông Christof Heyns đã tập trung bản báo cáo thường niên vào việc bảo vệ quyền sống của các ký giả.
Ông Heyns cho biết: “Khi nhìn vào số liệu thống kê, một điều cũng rất rõ là ta có thể hình dung mối đe dọa thông thường nhất đối với các nhà báo là các người ký giả nước ngoài bị sát hại trong các cuộc xung đột có vũ trang… Nhưng hai phần ba số người thiệt mạng lại nằm ngoài những cuộc xung đột vũ trang và tình huống thường gặp là nhà báo địa phương bị giết. Họ là những người làm việc cho một đài phát thanh hay một tờ báo. Số lượng các nhà báo làm việc cho các tờ báo mạng hay các phương tiện truyền thông khác bị giết cũng đang tăng lên.”
Ðiều tra viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Ngôn Luận Frank La Rue nói rằng phải có một cam kết điều tra và truy tố những kẻ đã tấn công, giết hại, và bắt giam các nhà báo.
Ông La Rue nói: “Tôi tin tưởng rằng nên có một mức độ cụ thể về tội ác được định nghĩa là một sự ngược đãi hay hành động bạo lực chống lại các nhà báo. Đối với tôi, điều này rất quan trọng bởi vì nó bảo đảm tốt hơn cho sự an toàn cho các nhà báo. Có những nhà báo đang bị đặt vào nguy cơ trầm trọng trong các tình huống không phải là xung đột mà là những tình huống cực kỳ bạo lực như tội phạm có tổ chức hoặc các chế độ độc tài.”
Ủy ban Bảo vệ Ký giả báo cáo rằng gần một nửa trong số 179 nhà báo bị tống giam năm 2011 là những bloggers có các tác phẩm đăng trên mạng.
Blogger Milli nói: “Tôi là người Azerbaijan. Như quý vị đã biết, chúng tôi vừa tổ chức một cuộc thi tuyển chọn bài hát cho Eurovision và đã được hơn 120 triệu người trên khắp thế giới theo dõi. Một cộng đồng nhỏ các nhà hoạt động báo chí đã tìm cách thu hút sự chú ý của mọi người về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Azerbaijan.”
Ông Emin Milli là một blogger, một người bất đồng chính kiến, và một cựu tù nhân lương tâm của Tổ chức Ân xá Quốc Tế đã bị bắt giam 16 tháng ở Azerbaijan. Ông nói Cuộc thi Ca khúc cho Eurovision đã kết thúc, sự chú ý của truyền thông quốc tế cũng đã không còn nữa.
Ông Milli nói tiếp: "Và như dự đoán, chính phủ đã bắt đầu nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động và các nhà báo. Vì vậy mà như chúng ta thấy, phối hợp viên truyền thông cho chiến dịch “Hát cho Dân Chủ”, Mehman Huseynov đã bị nhắm làm mục tiêu, rồi bị bắt và hiện đã tha có điều kiện nhưng vẫn bị truy tố.”
Đại diện Âu châu của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu OSCE, bà Dunja Mijatovic khuyến cáo 56 thành viên của OSCE về việc ủng hộ quyền tự do của giới truyền thông. Bà nói việc này đôi khi có liên quan đến việc phải nêu danh tính, bêu xấu và quy trách cho các quốc gia khi họ không theo đúng các cam kết bảo vệ các nhà báo.
Bà Mijatovic nói: "Không nên dùng phương tiện ngoại giao trầm lặng để giải quyết vấn đề bạo lực chống lại các nhà báo. Nếu ai đó bị quấy nhiễu hay đe dọa hay bị bắt giam, chưa kể tới chuyện bị giết hại, thì đây là vấn đề mà tất cả chúng ta phải biết tới. Ðó là điều có liên quan đến quyền lợi của công chúng.”
Chuyên gia về các vụ giết người phi pháp Christof Heyns nêu ra rằng luật quốc tế về bảo vệ cho các nhà báo đã có sẵn. Các chính phủ các nước chỉ cần phải thực thi các luật lệ ấy mà thôi.
Ông Heyns nói: "Tôi nghĩ rằng một trong những mối nguy hiểm của một công cụ mới có tính ràng buộc về pháp lý là người ta có thể gặp mọi loại vấn đề như đăng ký và các giới hạn cũng đang được đưa ra bàn luận…Và nếu người ta mất quá nhiều thời gian để thương lượng một công cụ mới có tính ràng buộc, thì người ta có thể không chú ý đến việc thực thi.”
Tất cả các cơ quan của Liên Hiệp Quốc đang thực hiện một kế hoạch hành động do UNESCO đề xuất về vấn đề an toàn cho các nhà báo và không bị trừng phạt. Làm như thế nào để hòa nhập biện pháp bảo vệ cho các nhà báo vào các chương trình phát triển là điều sẽ được đem ra thảo luận tại một cuộc họp quốc tế ở Vienna vào tháng 11.
Các chuyên gia về nhân quyền nói rằng các nhà báo đang tự đặt mình vào thế nguy hiểm qua việc điều tra các chính phủ, các công ty lớn, và tội phạm có tổ chức. Nhưng họ cũng nêu ra rằng những mối nguy hiểm này tăng thêm khi các chính phủ thất bại trong việc bảo vệ những người đặt mạng sống của chính vào thế nguy khi phanh phui các tội ác.
Thông tín viên chiến tranh người Mỹ Marie Colvin và nhiếp ảnh gia người Pháp Remi Ochlik đã bị giết ở Syria hôm 22 tháng hai.
Họ là hai trong số 65 nhà báo bị giết trong năm tháng đầu năm 2012. Theo thông tấn xã Thụy Sĩ ATS, con số này đã tăng 50 phần trăm so với năm ngoái. Ít nhất có 15 nạn nhân ở Syria, 7 nạn nhân ở Mexico, và 6 ở Somalia.
Báo cáo mới nhất của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cho hay 163 nhà báo bị bắt giam trong năm 2012.
Ông Heyns nói: “Nếu nhìn vào bản báo cáo tính cho tới thời điểm hiện tại của năm nay, dường như căn cứ vào cả mức độ các nhà báo bị bắt giam lẫn tổn thất nhân mạng của các ký giả, chúng ta quả tình đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng.”
Năm nay, điều tra viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các vụ giết người phi pháp, bừa bãi hay độc đoán, ông Christof Heyns đã tập trung bản báo cáo thường niên vào việc bảo vệ quyền sống của các ký giả.
Ông Heyns cho biết: “Khi nhìn vào số liệu thống kê, một điều cũng rất rõ là ta có thể hình dung mối đe dọa thông thường nhất đối với các nhà báo là các người ký giả nước ngoài bị sát hại trong các cuộc xung đột có vũ trang… Nhưng hai phần ba số người thiệt mạng lại nằm ngoài những cuộc xung đột vũ trang và tình huống thường gặp là nhà báo địa phương bị giết. Họ là những người làm việc cho một đài phát thanh hay một tờ báo. Số lượng các nhà báo làm việc cho các tờ báo mạng hay các phương tiện truyền thông khác bị giết cũng đang tăng lên.”
Ðiều tra viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Ngôn Luận Frank La Rue nói rằng phải có một cam kết điều tra và truy tố những kẻ đã tấn công, giết hại, và bắt giam các nhà báo.
Ông La Rue nói: “Tôi tin tưởng rằng nên có một mức độ cụ thể về tội ác được định nghĩa là một sự ngược đãi hay hành động bạo lực chống lại các nhà báo. Đối với tôi, điều này rất quan trọng bởi vì nó bảo đảm tốt hơn cho sự an toàn cho các nhà báo. Có những nhà báo đang bị đặt vào nguy cơ trầm trọng trong các tình huống không phải là xung đột mà là những tình huống cực kỳ bạo lực như tội phạm có tổ chức hoặc các chế độ độc tài.”
Ủy ban Bảo vệ Ký giả báo cáo rằng gần một nửa trong số 179 nhà báo bị tống giam năm 2011 là những bloggers có các tác phẩm đăng trên mạng.
Blogger Milli nói: “Tôi là người Azerbaijan. Như quý vị đã biết, chúng tôi vừa tổ chức một cuộc thi tuyển chọn bài hát cho Eurovision và đã được hơn 120 triệu người trên khắp thế giới theo dõi. Một cộng đồng nhỏ các nhà hoạt động báo chí đã tìm cách thu hút sự chú ý của mọi người về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Azerbaijan.”
Ông Emin Milli là một blogger, một người bất đồng chính kiến, và một cựu tù nhân lương tâm của Tổ chức Ân xá Quốc Tế đã bị bắt giam 16 tháng ở Azerbaijan. Ông nói Cuộc thi Ca khúc cho Eurovision đã kết thúc, sự chú ý của truyền thông quốc tế cũng đã không còn nữa.
Ông Milli nói tiếp: "Và như dự đoán, chính phủ đã bắt đầu nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động và các nhà báo. Vì vậy mà như chúng ta thấy, phối hợp viên truyền thông cho chiến dịch “Hát cho Dân Chủ”, Mehman Huseynov đã bị nhắm làm mục tiêu, rồi bị bắt và hiện đã tha có điều kiện nhưng vẫn bị truy tố.”
Đại diện Âu châu của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu OSCE, bà Dunja Mijatovic khuyến cáo 56 thành viên của OSCE về việc ủng hộ quyền tự do của giới truyền thông. Bà nói việc này đôi khi có liên quan đến việc phải nêu danh tính, bêu xấu và quy trách cho các quốc gia khi họ không theo đúng các cam kết bảo vệ các nhà báo.
Bà Mijatovic nói: "Không nên dùng phương tiện ngoại giao trầm lặng để giải quyết vấn đề bạo lực chống lại các nhà báo. Nếu ai đó bị quấy nhiễu hay đe dọa hay bị bắt giam, chưa kể tới chuyện bị giết hại, thì đây là vấn đề mà tất cả chúng ta phải biết tới. Ðó là điều có liên quan đến quyền lợi của công chúng.”
Chuyên gia về các vụ giết người phi pháp Christof Heyns nêu ra rằng luật quốc tế về bảo vệ cho các nhà báo đã có sẵn. Các chính phủ các nước chỉ cần phải thực thi các luật lệ ấy mà thôi.
Ông Heyns nói: "Tôi nghĩ rằng một trong những mối nguy hiểm của một công cụ mới có tính ràng buộc về pháp lý là người ta có thể gặp mọi loại vấn đề như đăng ký và các giới hạn cũng đang được đưa ra bàn luận…Và nếu người ta mất quá nhiều thời gian để thương lượng một công cụ mới có tính ràng buộc, thì người ta có thể không chú ý đến việc thực thi.”
Tất cả các cơ quan của Liên Hiệp Quốc đang thực hiện một kế hoạch hành động do UNESCO đề xuất về vấn đề an toàn cho các nhà báo và không bị trừng phạt. Làm như thế nào để hòa nhập biện pháp bảo vệ cho các nhà báo vào các chương trình phát triển là điều sẽ được đem ra thảo luận tại một cuộc họp quốc tế ở Vienna vào tháng 11.
Các chuyên gia về nhân quyền nói rằng các nhà báo đang tự đặt mình vào thế nguy hiểm qua việc điều tra các chính phủ, các công ty lớn, và tội phạm có tổ chức. Nhưng họ cũng nêu ra rằng những mối nguy hiểm này tăng thêm khi các chính phủ thất bại trong việc bảo vệ những người đặt mạng sống của chính vào thế nguy khi phanh phui các tội ác.