Một phúc trình mới của Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng thế giới phải chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang những nguồn năng lượng sạch hơn để kiểm soát những tác động của biến đổi khí hậu. Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (gọi tắt là IPCC) công bố phúc trình này sau một hội nghị của các nhà khoa học và những đại diện chính phủ ở Berlin, Đức. Đánh giá toàn diện này theo sau 2 phúc trình gần đây của IPCC nêu cụ thể về tính chắc chắn của biến đổi khí hậu, những tác động của nó, và trong báo cáo mới nhất là cách thức ứng phó.
Giải pháp cho vấn đề khí hậu có thể bắt đầu với một dự án năng lượng mặt trời khổng lồ trong sa mạc Mohave ở bang California. Dự án này đi vào hoạt động vào tháng Hai và sẽ cung cấp đủ năng lượng cho 140.000 hộ gia đình, theo lời ông David Crane, Tổng giám đốc công ty năng lượng NRG Energy. Ông nói:
"Thế hệ lãnh đạo chúng ta có thể bắt đầu chiến đấu chống lại tình trạng biến đổi khí hậu để thế hệ tiếp theo, những người đang ở độ tuổi 20 và 30 ngày nay sẽ có thể hoàn thành công việc, như vậy chúng ta đã làm tốt nhất những gì chúng ta có thể làm để tiến hành dự án này."
Ông Rajendra Pachauri, Chủ tịch IPCC, nói rằng hành động như vậy phải được thực hiện trên quy mô toàn cầu:
"Nếu chúng ta thực sự muốn hạn chế sự gia tăng nhiệt độ không quá 2 độ C thì đây là thông điệp gửi đi rất rõ ràng từ báo cáo này."
Báo cáo nói lượng khí thải nhà kính toàn cầu phải được cắt giảm từ 40% đến 70% đến trước giữa thế kỷ này để tránh tác động tàn hại từ thời tiết khắc nghiệt trong một thế giới ấm hơn. Nhưng ông Nathaniel Koehane, người dẫn đầu những nỗ lực quốc tế để ứng phó với biến đổi khí hậu cho Quỹ Bảo vệ Môi trường, nói rằng giải pháp nằm trong tầm tay. Ông nói:
"Có một số thứ liên quan tới tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, giảm thiểu phá rừng - một số thứ mà thế giới có thể làm và chúng tôi có thể giúp thế giới vượt qua tình trạng hiện thời trước năm 2020 và bắt đầu tiến hành giảm lượng khí thải đủ để giữ cho khí hậu được an toàn."
Những nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện chiếm 8,5% sản lượng năng lượng thế giới và lên tới 20% nếu tính cả năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, ông Koehane nói có cách biệt giữa những nỗ lực quốc tế và những gì cần được thực hiện để chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch hơn.
"Khi nhìn vào số liệu thống kê trong báo cáo, ta thấy than tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn năng lượng khác. Vì vậy chúng ta cần phải đảo ngược xu hướng đó và chúng ta cần phải nhanh chóng tăng cường những nguồn năng lượng tái tạo, tỉ lệ sử dụng năng lượng tái tạo."
Báo cáo cho thấy rằng càng chậm trễ trong việc kiểm soát phát thải bao nhiêu thì tổn hại đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường càng lớn bấy nhiêu. Ông Koehane nói cử tri phải nói với chính phủ của họ rằng biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng.
"Chúng ta phải kiểm soát phát thải. Nhưng cũng lạc quan khi biết rằng nếu chúng ta có được ý chí chính trị đó, nếu chúng ta có thể thúc đẩy theo hướng đó, chúng ta có công nghệ để bắt đầu thực hiện. Chúng ta chỉ cần mọi người góp sức."
Báo cáo nói vẫn còn cơ hội để cộng đồng quốc tế hành động. Các nhà thương thuyết Liên Hiệp Quốc đang đàm phán một thỏa thuận quốc tế mới nhằm kiềm chế lượng phát thải toàn cầu để thay thế Nghị định thư Kyoto về Biến đổi Khí hậu, đã hết hiệu lực vào năm 2012.
Giải pháp cho vấn đề khí hậu có thể bắt đầu với một dự án năng lượng mặt trời khổng lồ trong sa mạc Mohave ở bang California. Dự án này đi vào hoạt động vào tháng Hai và sẽ cung cấp đủ năng lượng cho 140.000 hộ gia đình, theo lời ông David Crane, Tổng giám đốc công ty năng lượng NRG Energy. Ông nói:
"Thế hệ lãnh đạo chúng ta có thể bắt đầu chiến đấu chống lại tình trạng biến đổi khí hậu để thế hệ tiếp theo, những người đang ở độ tuổi 20 và 30 ngày nay sẽ có thể hoàn thành công việc, như vậy chúng ta đã làm tốt nhất những gì chúng ta có thể làm để tiến hành dự án này."
Ông Rajendra Pachauri, Chủ tịch IPCC, nói rằng hành động như vậy phải được thực hiện trên quy mô toàn cầu:
"Nếu chúng ta thực sự muốn hạn chế sự gia tăng nhiệt độ không quá 2 độ C thì đây là thông điệp gửi đi rất rõ ràng từ báo cáo này."
Báo cáo nói lượng khí thải nhà kính toàn cầu phải được cắt giảm từ 40% đến 70% đến trước giữa thế kỷ này để tránh tác động tàn hại từ thời tiết khắc nghiệt trong một thế giới ấm hơn. Nhưng ông Nathaniel Koehane, người dẫn đầu những nỗ lực quốc tế để ứng phó với biến đổi khí hậu cho Quỹ Bảo vệ Môi trường, nói rằng giải pháp nằm trong tầm tay. Ông nói:
"Có một số thứ liên quan tới tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, giảm thiểu phá rừng - một số thứ mà thế giới có thể làm và chúng tôi có thể giúp thế giới vượt qua tình trạng hiện thời trước năm 2020 và bắt đầu tiến hành giảm lượng khí thải đủ để giữ cho khí hậu được an toàn."
Những nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện chiếm 8,5% sản lượng năng lượng thế giới và lên tới 20% nếu tính cả năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, ông Koehane nói có cách biệt giữa những nỗ lực quốc tế và những gì cần được thực hiện để chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch hơn.
"Khi nhìn vào số liệu thống kê trong báo cáo, ta thấy than tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn năng lượng khác. Vì vậy chúng ta cần phải đảo ngược xu hướng đó và chúng ta cần phải nhanh chóng tăng cường những nguồn năng lượng tái tạo, tỉ lệ sử dụng năng lượng tái tạo."
Báo cáo cho thấy rằng càng chậm trễ trong việc kiểm soát phát thải bao nhiêu thì tổn hại đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường càng lớn bấy nhiêu. Ông Koehane nói cử tri phải nói với chính phủ của họ rằng biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng.
"Chúng ta phải kiểm soát phát thải. Nhưng cũng lạc quan khi biết rằng nếu chúng ta có được ý chí chính trị đó, nếu chúng ta có thể thúc đẩy theo hướng đó, chúng ta có công nghệ để bắt đầu thực hiện. Chúng ta chỉ cần mọi người góp sức."
Báo cáo nói vẫn còn cơ hội để cộng đồng quốc tế hành động. Các nhà thương thuyết Liên Hiệp Quốc đang đàm phán một thỏa thuận quốc tế mới nhằm kiềm chế lượng phát thải toàn cầu để thay thế Nghị định thư Kyoto về Biến đổi Khí hậu, đã hết hiệu lực vào năm 2012.