UNITED NATIONS —
Đại hội đồng LHQ hôm thứ năm sẽ quyết định liệu có nên nâng quy chế của Thẩm quyền Palestine tại tổ chức thế giới, từ một thực thể lên một quốc gia không phải là thành viên LHQ, hay không. Thông tín viên Margaret Besheer của đài VOA tường trình rằng nâng quy chế của Palestine được sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế, nhưng không được sự hậu thuẫn của một số quốc gia chủ chốt, trong đó có Hoa Kỳ.
Hơn 60 quốc gia đồng bảo trợ nghị quyết sẽ được ra mắt vào cuối ngày hôm nay, thứ Năm. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas sẽ lên tiếng trước Đại hội đồng trước cuộc đầu phiếu.
Theo dự kiến, người Palestine sẽ chiếm được hơn phân nửa đa số phiếu tuyệt đối trong số 193 quốc gia thành viên LHQ có mặt và bỏ phiếu. Nhưng Palestine không được sự hậu thuẫn của một số nước chủ yếu, trong đó có Hoa Kỳ và một số nước châu Âu.
Hoa Kỳ cực lực phản đối động thái này, nói rằng con đường duy nhất để Palestine trở thành một quốc gia là thông qua đàm phán trực tiếp với Israel.
Các giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gặp Tổng thống Abbas tại New York hôm thứ Tư trong một nỗ lực phút chót, nhằm hối thúc ông xét lại cuộc vận động cho Palestine trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Tại Washington, Ngoại trưởng Hillary Clinton hôm thứ Tư nói Hoa Kỳ đã khẳng định rõ với giới lãnh đạo Palestine rằng chính phủ Mỹ chống đối đề nghị nâng quy chế cho Palestine. Ngoại trưởng Clinton nói:
"Con đường dẫn đến giải pháp hai quốc gia, là giải pháp đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Palestine, là thông qua Giê-ru-sa-lem và Ramallah, chứ không phải New York."
Ngoại trưởng Clinton nói bất chấp điều gì xảy ra tại Liên Hiệp Quốc, sẽ không dẫn tới một giải pháp hai quốc gia vững bền, mà chỉ có đàm phán trực tiếp mới đưa tới thành quả đó.
Israel cũng phản đối đề nghị nâng cấp quy chế của Palestine, một giải pháp sẽ mở ra nhiều cánh cửa cho Palestine, kể cả gia nhập các tổ chức Liên Hiệp Quốc, và cả tham gia Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Nếu người Palestine được tham gia ICC, họ có thể yêu cầu các công tố viên điều tra các hành động của Israel trên các lãnh thổ Palestine.
Người Palestine có lẽ cũng không được sự hậu thuẫn của một số nước châu Âu quan trọng. Nước Đức đã tuyên bố bỏ phiếu trắng, trong khi nước Anh dường như cũng đang ngả theo chiều hướng đó. Pháp đã cho biết là sẽ bỏ phiếu "thuận" để nâng quy chế của Palestine lên thành một quốc gia không phải là thành viên, tuy nhiên nhiều quốc gia khác trong Liên hiệp Châu Âu vẫn chưa loan báo liệu họ sẽ bỏ phiếu chống hay thuận.
Hơn 60 quốc gia đồng bảo trợ nghị quyết sẽ được ra mắt vào cuối ngày hôm nay, thứ Năm. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas sẽ lên tiếng trước Đại hội đồng trước cuộc đầu phiếu.
Theo dự kiến, người Palestine sẽ chiếm được hơn phân nửa đa số phiếu tuyệt đối trong số 193 quốc gia thành viên LHQ có mặt và bỏ phiếu. Nhưng Palestine không được sự hậu thuẫn của một số nước chủ yếu, trong đó có Hoa Kỳ và một số nước châu Âu.
Hoa Kỳ cực lực phản đối động thái này, nói rằng con đường duy nhất để Palestine trở thành một quốc gia là thông qua đàm phán trực tiếp với Israel.
Các giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gặp Tổng thống Abbas tại New York hôm thứ Tư trong một nỗ lực phút chót, nhằm hối thúc ông xét lại cuộc vận động cho Palestine trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Tại Washington, Ngoại trưởng Hillary Clinton hôm thứ Tư nói Hoa Kỳ đã khẳng định rõ với giới lãnh đạo Palestine rằng chính phủ Mỹ chống đối đề nghị nâng quy chế cho Palestine. Ngoại trưởng Clinton nói:
"Con đường dẫn đến giải pháp hai quốc gia, là giải pháp đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Palestine, là thông qua Giê-ru-sa-lem và Ramallah, chứ không phải New York."
Ngoại trưởng Clinton nói bất chấp điều gì xảy ra tại Liên Hiệp Quốc, sẽ không dẫn tới một giải pháp hai quốc gia vững bền, mà chỉ có đàm phán trực tiếp mới đưa tới thành quả đó.
Israel cũng phản đối đề nghị nâng cấp quy chế của Palestine, một giải pháp sẽ mở ra nhiều cánh cửa cho Palestine, kể cả gia nhập các tổ chức Liên Hiệp Quốc, và cả tham gia Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Nếu người Palestine được tham gia ICC, họ có thể yêu cầu các công tố viên điều tra các hành động của Israel trên các lãnh thổ Palestine.
Người Palestine có lẽ cũng không được sự hậu thuẫn của một số nước châu Âu quan trọng. Nước Đức đã tuyên bố bỏ phiếu trắng, trong khi nước Anh dường như cũng đang ngả theo chiều hướng đó. Pháp đã cho biết là sẽ bỏ phiếu "thuận" để nâng quy chế của Palestine lên thành một quốc gia không phải là thành viên, tuy nhiên nhiều quốc gia khác trong Liên hiệp Châu Âu vẫn chưa loan báo liệu họ sẽ bỏ phiếu chống hay thuận.