PHNOM PENH —
-Sinh năm 1922, đi học tại Saigon và Paris.
-Lên ngôi vua năm 1941.
-Thành lập Phong trào Phi liên kết.
-Bị lật đổ một thời gian ngăn trong thời Chiến tranh Việt Nam và bỏ trốn sang Trung Quốc.
-Tự liên kết với Khmer Ðỏ trong nỗ lực trở lai nắm quyền.
-Từ nước ngoài trở về năm 1991 và lên lại ngôi vua năm 1993.
-Thoái vị và nhường ngôi cho con trai Norodom Sihamoni năm 2004.
-Ði chữa bệnh ở Trung Quốc từ tháng giêng năm 2012.
Người dân Campuchia tề tựu ở Phnom Penh để dự lễ hỏa táng cựu quốc vương Sihanouk. Trong mấy ngày gần đây, hàng chục ngàn người Campuchia đã đến viếng nơi hỏa táng nằm sát với Hoàng cung. Thông tín viên VOA Robert Carmichael tại thủ đô Campuchia ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Ðối với người dân Campuchia, cơ hội nói lời vĩnh biệt với cựu quốc vương của họ nay đã không còn nữa.
Hồi sáng thứ sáu, hàng chục ngàn người đã xếp hàng dọc theo các đại lộ ở thủ đô Campuchia để chiêm ngưỡng linh cữu bằng vàng của cựu hoàng Sihanouk, trọng điểm của đoàn tang lễ kéo dài một dặm, đi qua trên đường đến địa điểm hỏa táng.
Hàng chục ngàn người khác, mặc quần áo màu trắng hay đen – là màu tang chế - đã đi qua linh cữu của ông Sihanouk vào hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Nhiều người đến từ những vùng nông thôn, nơi sinh sống của đa số người Campuchia, để tỏ lòng thương tiếc.
Ðến giữa trưa hôm nay, giờ địa phương, thì hàng ngàn người nữa sẽ tụ tập gần hoàng cung vào lúc sắp cử hành lễ hỏa táng cựu hoàng Sihanouk.
Ðại sứ Julio Jeldres, người chính thức viết tiểu sử của cố quốc vương, giải thích những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Ông Jeldres cho biết sau lễ hỏa táng hôm nay, tro cốt sẽ được để tại lò thiêu cho đến khi nguội. Sau đó sẽ được rửa sạch và chia ra làm hai phần.
Một phần sẽ được để trong một bình bằng vàng và đặt tại phòng Ngai vàng tại hoàng cung cho đến khi công nhân đào rộng thêm một huyệt mộ để đặt bình vào. Huyệt mộ này là nơi chứa tro cốt của con gái cựu hoàng Sihanouk, qua đời vì bệnh ung thư máu lúc 5 tuổi.
Ông Jeldres giải thích tiếp rằng phần còn lại sẽ được để trong một chiếc bình khác và sẽ được đưa bằng thuyền cùng với Hoàng gia ra trải xuống giao điểm của hai con sông Tonle sap và Mekong, được gọi là Chakinh tếomuk. Ðịa điểm này nằm ngay trước Hoàng cung.
Ông Jeldres dự trù lễ trải tro cốt sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Ông Norodom Sihanouk được nhiều người coi là cha đẻ của nền độc lập Campuchia, mà ông đã đạt được từ tay nước bảo hộ Pháp vào năm 1953. Tuy nhiên, ông không đơn thuần chỉ là một vị quốc vương và sau khi nếm trải mùi chính trị vào đầu thập niên 1950, đã thoái vị và trở thành thủ tướng, và sau đó trở thành quốc trưởng của Campuchia.
Năm 1991, quốc vương Sihanouk đã trở về Campuchia và hai năm sau đó, lại được tấn phong làm quốc vương một lần nữa, gần 4 thập niên sau khi ông thoái vị.
Nhưng đến năm 2004, ông lại thoái vị lần thứ nhì, vì bất bình trước các hạn chế trong chức vụ quốc vương của một nền quân chủ lập hiến. Cựu hoàng Sihanouk qua những năm cuối đời ở Bắc Kinh, là nơi ông được điều trị nhiều chứng bệnh. Ông qua đời ở đó vì đột quỵ tim vào tháng 10, hưởng thọ 89 tuổi.
Trong số các quan khách nước ngoài dự lễ hỏa táng sẽ có ông Jean-Marc Ayrault, thủ tướng Pháp, và các vị thủ tướng của Thái Lan, Việt Nam và Lào.
Một số người Campuchia chắc hẳn sẽ nhớ đến liên minh xấu số của cựu hoàng Sihanouk với phe Khmer Ðỏ sát nhân vào thập niên 1970. Nhưng nhiều người khác sẽ tưởng nhớ đến các thành tựu của ông trong thời gian tại vị, trong đó có cuộc tranh đấu trong những năm đầu đòi độc lập, đòi sự toàn vẹn lãnh thổ và cuộc vận động cải thiện giáo dục và y tế.
Tiểu sử cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk
Tiểu sử cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk-Sinh năm 1922, đi học tại Saigon và Paris.
-Lên ngôi vua năm 1941.
-Thành lập Phong trào Phi liên kết.
-Bị lật đổ một thời gian ngăn trong thời Chiến tranh Việt Nam và bỏ trốn sang Trung Quốc.
-Tự liên kết với Khmer Ðỏ trong nỗ lực trở lai nắm quyền.
-Từ nước ngoài trở về năm 1991 và lên lại ngôi vua năm 1993.
-Thoái vị và nhường ngôi cho con trai Norodom Sihamoni năm 2004.
-Ði chữa bệnh ở Trung Quốc từ tháng giêng năm 2012.
Ðối với người dân Campuchia, cơ hội nói lời vĩnh biệt với cựu quốc vương của họ nay đã không còn nữa.
Hồi sáng thứ sáu, hàng chục ngàn người đã xếp hàng dọc theo các đại lộ ở thủ đô Campuchia để chiêm ngưỡng linh cữu bằng vàng của cựu hoàng Sihanouk, trọng điểm của đoàn tang lễ kéo dài một dặm, đi qua trên đường đến địa điểm hỏa táng.
Hàng chục ngàn người khác, mặc quần áo màu trắng hay đen – là màu tang chế - đã đi qua linh cữu của ông Sihanouk vào hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Nhiều người đến từ những vùng nông thôn, nơi sinh sống của đa số người Campuchia, để tỏ lòng thương tiếc.
Ðến giữa trưa hôm nay, giờ địa phương, thì hàng ngàn người nữa sẽ tụ tập gần hoàng cung vào lúc sắp cử hành lễ hỏa táng cựu hoàng Sihanouk.
Ðại sứ Julio Jeldres, người chính thức viết tiểu sử của cố quốc vương, giải thích những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Ông Jeldres cho biết sau lễ hỏa táng hôm nay, tro cốt sẽ được để tại lò thiêu cho đến khi nguội. Sau đó sẽ được rửa sạch và chia ra làm hai phần.
Một phần sẽ được để trong một bình bằng vàng và đặt tại phòng Ngai vàng tại hoàng cung cho đến khi công nhân đào rộng thêm một huyệt mộ để đặt bình vào. Huyệt mộ này là nơi chứa tro cốt của con gái cựu hoàng Sihanouk, qua đời vì bệnh ung thư máu lúc 5 tuổi.
Ông Jeldres giải thích tiếp rằng phần còn lại sẽ được để trong một chiếc bình khác và sẽ được đưa bằng thuyền cùng với Hoàng gia ra trải xuống giao điểm của hai con sông Tonle sap và Mekong, được gọi là Chakinh tếomuk. Ðịa điểm này nằm ngay trước Hoàng cung.
Ông Jeldres dự trù lễ trải tro cốt sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Ông Norodom Sihanouk được nhiều người coi là cha đẻ của nền độc lập Campuchia, mà ông đã đạt được từ tay nước bảo hộ Pháp vào năm 1953. Tuy nhiên, ông không đơn thuần chỉ là một vị quốc vương và sau khi nếm trải mùi chính trị vào đầu thập niên 1950, đã thoái vị và trở thành thủ tướng, và sau đó trở thành quốc trưởng của Campuchia.
Năm 1991, quốc vương Sihanouk đã trở về Campuchia và hai năm sau đó, lại được tấn phong làm quốc vương một lần nữa, gần 4 thập niên sau khi ông thoái vị.
Nhưng đến năm 2004, ông lại thoái vị lần thứ nhì, vì bất bình trước các hạn chế trong chức vụ quốc vương của một nền quân chủ lập hiến. Cựu hoàng Sihanouk qua những năm cuối đời ở Bắc Kinh, là nơi ông được điều trị nhiều chứng bệnh. Ông qua đời ở đó vì đột quỵ tim vào tháng 10, hưởng thọ 89 tuổi.
Trong số các quan khách nước ngoài dự lễ hỏa táng sẽ có ông Jean-Marc Ayrault, thủ tướng Pháp, và các vị thủ tướng của Thái Lan, Việt Nam và Lào.
Một số người Campuchia chắc hẳn sẽ nhớ đến liên minh xấu số của cựu hoàng Sihanouk với phe Khmer Ðỏ sát nhân vào thập niên 1970. Nhưng nhiều người khác sẽ tưởng nhớ đến các thành tựu của ông trong thời gian tại vị, trong đó có cuộc tranh đấu trong những năm đầu đòi độc lập, đòi sự toàn vẹn lãnh thổ và cuộc vận động cải thiện giáo dục và y tế.