BẮC KINH —
Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đã hứa cải cách hệ thống lao động cải tạo khét tiếng trước cuối năm nay. Nhưng hiện chưa có nhiều chi tiết về những sự sửa đổi của chế độ nhà giam mà chính phủ Cộng Sản ở Bắc Kinh đã áp dụng từ nhiều thập niên qua. Theo tường thuật của thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA ở Bắc Kinh, những nỗ lực cải cách đang gặp phải những thách thức rất lớn.
Trung Quốc gọi hệ thống nhà giam rộng lớn này là “lao giáo”, nơi mà cảnh sát có thể ra lệnh giam giữ người dân cho tới 4 năm mà không cần phải đưa ra xét xử trước tòa án. Nhãn hiệu mà chính phủ Trung Quốc gắn cho hình thức trừng phạt này là “tái giáo dục thông qua lao động”.
Bà Lưu Khiết, người từng bị giam tại một trại lao giáo, nói rằng những nhà giam này là nơi dùng để hành hạ người dân.
Bà Lưu: "Những người bị giam ở trại lao giáo bị ép phải uống thuốc hoặc bị tiêm thuốc. Chúng tôi phải làm việc từ 14 đến 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày, và nếu chúng tôi không làm xong công việc được giao thì chúng tôi phải ngồi tù lâu hơn."
Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã lập ra hệ thống lao giáo vào thập niên 1950 để trừng phạt những người mà họ cho là thuộc thành phần phản cách mạng. Ngày nay, những trại giam này có khoảng 200,000 tù nhân, trong đó có những người hành nghề mãi dâm, những người nghiện ma túy, những nhân vật bất đồng ý kiến với chính quyền về chính trị và tôn giáo, cùng với những người như bà Lưu Khiết – là người từng ký tên vào một thỉnh nguyện thư công khai để đòi cải cách chính trị và pháp luật.
Bà Lưu Khiết đã bị buộc phải làm việc không lương tại các nhà máy sản xuất những vật dụng trang trí lễ Giáng Sinh và tăm xỉa răng. Sau khi bà Lưu than phiền về cách đối xử của chính quyền đối với bà, bà đã bị nhân viên nhà giam đem trói vào một chiếc ghế.
Bà thuật lại như sau: "Ðến tối họ lén đưa tôi vào một căn phòng nhỏ ở tầng hầm và tra tấn tôi một cách tàn bạo. Họ trói tôi trên một cái giá rồi đánh đập tôi liên tục trong suốt 7 ngày 7 đêm. Họ trói tay tôi lại rồi mang bỏ tôi trên một chiếc giường của người chết. Sau đó tôi thiếp đi."
Áp lực đòi cải cách hệ thống lao giáo đã gia tăng trong thời gian gần đây, với việc ngày càng có nhiều nạn nhân như bà Lưu Khiết công khai nói lên những trải nghiệm kinh hoàng của họ. Hiện nay các trại lao giáo ở tỉnh Vân Nam chỉ còn giam giữ những người nghiện ma túy mà thôi.
Nhưng hiện nay chính phủ Trung Quốc chi tiêu hơn 100 tỉ đô la mỗi năm cho công tác nội an và các trại lao giáo có một vai trò then chốt trong việc bóp nghẹt tiếng nói của những người chỉ trích chính phủ. Các luật sư nhân quyền ở Trung Quốc, như ông Lý Phiên Bình, cho biết các trại lao giáo có phần chắc sẽ tiếp tục hoạt động.
Ông Lý nói: "Theo tôi, đảng đương quyền và chính phủ sẽ không hủy bỏ chế độ lao giáo vì họ không muốn từ bỏ phương pháp kiểm soát xã hội rất có hiệu quả và đáng sợ này. Vì vậy, tôi nghĩ rằng có phần chắc là hệ thống này sẽ được sửa đổi, chứ không phải hủy bỏ, trong những năm tới đây."
Một vấn đề khó khăn khác nữa mà những nỗ lực cải cách chế độ lao giáo gặp phải là có một số trại mỗi ngày một mang lại nhiều lợi ích hơn. Các giới chức chính quyền địa phương kiếm tiền từ các sản phẩm do các trại lao giáo sản xuất và nhận tiền hối lộ từ những tù nhân muốn được thả sớm.
Tuy có những khó khăn như vậy, bà Lưu Khiết và gia đình bà vẫn hy vọng là chính phủ ở Bắc Kinh sẽ thực hiện những sự thay đổi để chấm dứt nỗi sợ hãi của họ là một ngày nào đó họ có thể lại bị nhốt vào các trại tù kinh hoàng này.
Trung Quốc gọi hệ thống nhà giam rộng lớn này là “lao giáo”, nơi mà cảnh sát có thể ra lệnh giam giữ người dân cho tới 4 năm mà không cần phải đưa ra xét xử trước tòa án. Nhãn hiệu mà chính phủ Trung Quốc gắn cho hình thức trừng phạt này là “tái giáo dục thông qua lao động”.
Bà Lưu Khiết, người từng bị giam tại một trại lao giáo, nói rằng những nhà giam này là nơi dùng để hành hạ người dân.
Bà Lưu: "Những người bị giam ở trại lao giáo bị ép phải uống thuốc hoặc bị tiêm thuốc. Chúng tôi phải làm việc từ 14 đến 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày, và nếu chúng tôi không làm xong công việc được giao thì chúng tôi phải ngồi tù lâu hơn."
Ðến tối họ lén đưa tôi vào một căn phòng nhỏ ở tầng hầm và tra tấn tôi một cách tàn bạo. Họ trói tôi trên một cái giá rồi đánh đập tôi liên tục trong suốt 7 ngày 7 đêm. Họ trói tay tôi lại rồi mang bỏ tôi trên một chiếc giường của người chết. Sau đó tôi thiếp đi...Bà Lưu Khiết, một cựu tù nhân.
Bà Lưu Khiết đã bị buộc phải làm việc không lương tại các nhà máy sản xuất những vật dụng trang trí lễ Giáng Sinh và tăm xỉa răng. Sau khi bà Lưu than phiền về cách đối xử của chính quyền đối với bà, bà đã bị nhân viên nhà giam đem trói vào một chiếc ghế.
Bà thuật lại như sau: "Ðến tối họ lén đưa tôi vào một căn phòng nhỏ ở tầng hầm và tra tấn tôi một cách tàn bạo. Họ trói tôi trên một cái giá rồi đánh đập tôi liên tục trong suốt 7 ngày 7 đêm. Họ trói tay tôi lại rồi mang bỏ tôi trên một chiếc giường của người chết. Sau đó tôi thiếp đi."
Áp lực đòi cải cách hệ thống lao giáo đã gia tăng trong thời gian gần đây, với việc ngày càng có nhiều nạn nhân như bà Lưu Khiết công khai nói lên những trải nghiệm kinh hoàng của họ. Hiện nay các trại lao giáo ở tỉnh Vân Nam chỉ còn giam giữ những người nghiện ma túy mà thôi.
Nhưng hiện nay chính phủ Trung Quốc chi tiêu hơn 100 tỉ đô la mỗi năm cho công tác nội an và các trại lao giáo có một vai trò then chốt trong việc bóp nghẹt tiếng nói của những người chỉ trích chính phủ. Các luật sư nhân quyền ở Trung Quốc, như ông Lý Phiên Bình, cho biết các trại lao giáo có phần chắc sẽ tiếp tục hoạt động.
Ông Lý nói: "Theo tôi, đảng đương quyền và chính phủ sẽ không hủy bỏ chế độ lao giáo vì họ không muốn từ bỏ phương pháp kiểm soát xã hội rất có hiệu quả và đáng sợ này. Vì vậy, tôi nghĩ rằng có phần chắc là hệ thống này sẽ được sửa đổi, chứ không phải hủy bỏ, trong những năm tới đây."
Một vấn đề khó khăn khác nữa mà những nỗ lực cải cách chế độ lao giáo gặp phải là có một số trại mỗi ngày một mang lại nhiều lợi ích hơn. Các giới chức chính quyền địa phương kiếm tiền từ các sản phẩm do các trại lao giáo sản xuất và nhận tiền hối lộ từ những tù nhân muốn được thả sớm.
Tuy có những khó khăn như vậy, bà Lưu Khiết và gia đình bà vẫn hy vọng là chính phủ ở Bắc Kinh sẽ thực hiện những sự thay đổi để chấm dứt nỗi sợ hãi của họ là một ngày nào đó họ có thể lại bị nhốt vào các trại tù kinh hoàng này.