Đường dẫn truy cập

Lãnh đạo Nam Phi, Zimbabwe đi theo hai con đường khác nhau


Ông Mandela (trái) làm tổng thống Nam Phi một nhiệm kỳ rồi về hưu còn nhà lãnh đạo Zimbabwe vẫn tại vị hơn 33 năm.
Ông Mandela (trái) làm tổng thống Nam Phi một nhiệm kỳ rồi về hưu còn nhà lãnh đạo Zimbabwe vẫn tại vị hơn 33 năm.
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe là một trong các nhà lãnh đạo thế giới đến dự tang lễ của cựu Tổng thống Nelson Mandela. Thông tín viên Sebastian Mhofu của đài VOA tường trình từ thủ đô Harare của Zimbabwe rằng cả hai nhà lãnh đạo này từng được ca ngợi là những vị anh hùng tranh đấu cho tự do, nhưng đường lối của hai ông khác nhau.

Cố lãnh tụ Nam Phi làm tổng thống một nhiệm kỳ rồi về hưu còn nhà lãnh đạo Zimbabwe vẫn tại vị hơn 33 năm.

Tuần trước, ông Robert Mugabe đã đợi gần 48 tiếng mới nói về ông Nelson Mandela, người đã qua đời vì chứng nhiễm trùng phổi tái phát. Sau đó mọi việc trở lại như thường với ông Mugabe.

Hôm Chủ nhật vừa rồi, ông Mugabe phát biểu gần một tiếng đồng hồ tại tang lễ của một sĩ quân đội cấp cao và không đề cập gì đến sự ra đi của ông Mandela. Ông cũng không dành một phút mặc niệm để vinh danh cố lãnh tụ vĩ đại trong buổi lễ được phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình và truyền thanh của nhà nước.

Ông Mandela từng có một câu nói nổi tiếng về nhà lãnh đạo Zimbabwe, đó là “Ông ấy là một ngôi sao, và rồi mặt trời lại mọc lên.”

Ông Mandela đã nói một cách ngắn gọn về cảm nghĩ của ông đối với ông Mugabe trong một dịp gặp gỡ với cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.

Ông Mandela nói: “Trước khi tôi được thả khỏi tù, ông Mugabe là nhà lãnh đạo Phi châu nổi tiếng nhất trong khu vực, nhưng khi tôi ra khỏi tù, truyền thông nói rằng đó là thời điểm chấm dứt sự nổi tiếng của ông Mugabe. Thực tế ông Mugabe không muốn tôi được ra khỏi tù.”

Nhà phân tích chính trị độc lập Ibbo Mandaza giải thích tại sao ông Mugabe và ông Mandela hình như không ưa nhau.

"Những người như ông Mugabe xem Nam Phi như là kẻ đến sau trong tiến trình giành độc lập. Ngược lại Nam Phi công khai xem mình là anh cả trong khu vực. Và do vậy hiềm khích luôn tồn tại ở đó. Ðiều đó không chỉ có ở trong ông Mandela, mà cả ở trong ông Mbeki và ông Zuma."

Ông Thabo Mbeki lên làm tổng thống Nam Phi rồi kế đến là tổng thống đương nhiệm Jacob Zuma. Trong lúc nhiều nói tới công trạng và sự nghiệp của vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, cựu Tổng thư ký Cộng đồng Phát triển Nam Phi châu (SADC), ông Simba Makoni, nói rằng không thể so sánh ông Mandela với vị tổng thống da đen đầu tiên của Zimbabwe.

Ông Makoni là một cựu bộ trưởng trong nội các của ông Mugabe. Ông là một ứng cử viên độc lập tranh chức tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2008 của Zimbabwe, và nay đang phe đối lập tại nước này.

"Việc so sánh như vậy là không phù hợp. Tôi không biết là ông Mugabe có giải phóng cho người dân dân Zimbabwe hay không. Nhưng tôi biết rằng người dân Zimbabwe ngày nay nghèo hơn thập niên 1980. Có rất nhiều việc ông Mugabe đã làm. Tôi nghĩ rằng sẽ là một trò chơi khăm đối với Tổng thống Mandela nếu chúng ta cố tìm cách so sánh. Đó là một sự so sánh sai lầm. Tổng thống Mandela đã chứng minh cho chúng ta và cho cả thế giới thấy rằng không cần phải ở chức vụ công cử cao nhất mới có thể phục vụ cho nhân dân của mình."

Ông Makoni muốn ám chỉ đến tuyên bố của ông Mugabe – đó là “đường lối của ông Mandela” là chỉ làm tổng thống có một nhiệm kỳ mà thôi. Nhà lãnh đạo Zimbabwe năm nay 89 tuổi chưa loan báo khi nào ông sẽ rút lui.

Ông Mandela đến thăm Zimbabwe một lần khi ông đang làm tổng thống Nam Phi, và đại lộ dẫn đến quốc hội Zimbabwe được đặt tên Nelson Mandela. Đó là một cách nhân dân Zimbabwe tưởng nhớ ông Mandela. Và một cách khác nữa là nhờ vào tờ giấy bạc của Nam Phi có in hình ông Mandela và là chỉ tệ hợp pháp ở Zimbabwe.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG