BẮC KINH —
Một viên chức cấp cao của Tòa Bạch Ốc sẽ đến Bắc Kinh vào chủ nhật này, giữa lúc những mối quan tâm về các vụ tấn công mạng, các vụ xích mích thương mại và vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản trắc nghiệm mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chuyến công du này cũng diễn ra trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh lần đầu vào tháng 6 tại California.
Khi tới Bắc Kinh vào chủ nhật này, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Thomas Donilon sẽ trở thành người thứ 5 trong số các giới chức cấp cao của Mỹ công du Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức Chủ tịch nước cách nay hơn hai tháng.
Các nhà phân tích chính trị nói rằng chuyến đi này sẽ tập trung phần lớn vào việc chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh sắp tới giữa ông Obama và ông Tập Cận Bình tại California trong hai ngày mồng 7 và mồng 8 tháng 6.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng trong các cuộc gặp gỡ ở Bắc Kinh, ông Donilon có lẽ sẽ thảo luận về các vấn đề khác, như vấn đề Bắc Triều Tiên, vấn đề an ninh mạng và thậm chí còn về vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản.
Ông Thẩm Định Lập, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ quốc của Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, nói rằng cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung có sự hợp tác, đối đầu và bất đồng ý kiến trong các mối quan hệ giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ; vì thế cho nên, điều quan trọng mà hai nhà lãnh đạo cần làm trong cuộc họp thượng đỉnh là thảo luận về những cách thức để tránh đối đầu, gia tăng hợp tác và giữ cho những sự bất đồng không vượt khỏi tầm kiểm soát.
Ông Thẩm cũng cho rằng cách xử lý của Tổng thống Obama đối với những mối liên hệ với Bắc Kinh mang tính chất đối đầu nhiều hơn so với người tiền nhiệm là Tổng thống George W Bush.
Ông nói rằng chính phủ của Tổng thống Obama đã hai lần quyết định bán vũ khí cho Đài Loan và gặp gỡ lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hai lần và đó là những thí dụ cho thấy tính chất đối đầu trong đường lối giao tiếp của Washington.
Giáo sư Thẩm cũng nêu lên sự kiện là Tổng thống Obama chỉ đi thăm Trung Quốc một lần kể từ khi nhậm chức tới nay.
Ông Thẩm nói rằng ông Bush đi thăm Trung Quốc 4 lần trong thời gian giữ chức tổng thống, bán vũ khí cho Đài Loan một lần, và gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma một lần.
Lập trường của Mỹ về vụ tranh chấp đang tiếp diễn giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền của nhóm đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa cũng là một vấn đề làm cho Bắc Kinh tức tối.
Về phần mình, Hoa Kỳ đã trở nên mạnh mẽ hơn trong việc chỉ trích những vụ tấn công mạng mà họ cho là do Trung Quốc thực hiện.
Bản phúc trình hàng năm của Ngũ giác đài về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, được công bố hồi đầu tháng này, nói rằng những vụ tấn công mạng đã nhắm vào các mạng lưới quốc phòng của Mỹ để tìm kiếm những nhược điểm có thể khai thác trong một vụ khủng hoảng.
Phúc trình cũng nói rằng mục tiêu chính của Trung Quốc khi họ thực hiện những vụ tấn công này là đánh cắp kỹ thuật công nghiệp.
Giáo sư Tạ Đào của Học viện Ngoại giao ở Bắc Kinh cho biết tuy sự nghi ngại đang ở mức cao nhưng cuộc họp sắp tới có thể là một cơ hội để xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau. Ông nói:
"Tôi nghĩ rằng ông Tập Cận Bình không giống như ông Hồ Cẩm Đào. Ông ấy là một nhà lãnh đạo có cá tính mạnh mẽ. Ông ấy có phong cách riêng. Và tôi nghĩ rằng truyền thông Mỹ có thể sẽ thích phong cách đó và Tổng thống Obama có lẽ sẽ thích cá tính của ông Tập Cận Bình. Điều quan trọng là hai nhà lãnh đạo xây dựng thiện cảm cá nhân."
Ông Tạ Đào cho rằng địa điểm diễn ra cuộc họp cũng là một yếu tố thuận lợi:
"Tôi nghĩ rằng việc tránh xa địa điểm chính thức là thủ đô Washington và tránh xa các cơ quan truyền thông chính, các phóng viên Tòa Bạch Ốc, có lẽ là một việc tốt."
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Thomas Donilon sẽ kết thúc chuyến công du Trung Quốc vào ngày thứ 3 tuần sau.
Khi tới Bắc Kinh vào chủ nhật này, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Thomas Donilon sẽ trở thành người thứ 5 trong số các giới chức cấp cao của Mỹ công du Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức Chủ tịch nước cách nay hơn hai tháng.
Các nhà phân tích chính trị nói rằng chuyến đi này sẽ tập trung phần lớn vào việc chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh sắp tới giữa ông Obama và ông Tập Cận Bình tại California trong hai ngày mồng 7 và mồng 8 tháng 6.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng trong các cuộc gặp gỡ ở Bắc Kinh, ông Donilon có lẽ sẽ thảo luận về các vấn đề khác, như vấn đề Bắc Triều Tiên, vấn đề an ninh mạng và thậm chí còn về vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản.
Ông Thẩm Định Lập, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ quốc của Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, nói rằng cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung có sự hợp tác, đối đầu và bất đồng ý kiến trong các mối quan hệ giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ; vì thế cho nên, điều quan trọng mà hai nhà lãnh đạo cần làm trong cuộc họp thượng đỉnh là thảo luận về những cách thức để tránh đối đầu, gia tăng hợp tác và giữ cho những sự bất đồng không vượt khỏi tầm kiểm soát.
Ông Thẩm cũng cho rằng cách xử lý của Tổng thống Obama đối với những mối liên hệ với Bắc Kinh mang tính chất đối đầu nhiều hơn so với người tiền nhiệm là Tổng thống George W Bush.
Ông nói rằng chính phủ của Tổng thống Obama đã hai lần quyết định bán vũ khí cho Đài Loan và gặp gỡ lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hai lần và đó là những thí dụ cho thấy tính chất đối đầu trong đường lối giao tiếp của Washington.
Giáo sư Thẩm cũng nêu lên sự kiện là Tổng thống Obama chỉ đi thăm Trung Quốc một lần kể từ khi nhậm chức tới nay.
Ông Thẩm nói rằng ông Bush đi thăm Trung Quốc 4 lần trong thời gian giữ chức tổng thống, bán vũ khí cho Đài Loan một lần, và gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma một lần.
Lập trường của Mỹ về vụ tranh chấp đang tiếp diễn giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền của nhóm đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa cũng là một vấn đề làm cho Bắc Kinh tức tối.
Về phần mình, Hoa Kỳ đã trở nên mạnh mẽ hơn trong việc chỉ trích những vụ tấn công mạng mà họ cho là do Trung Quốc thực hiện.
Bản phúc trình hàng năm của Ngũ giác đài về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, được công bố hồi đầu tháng này, nói rằng những vụ tấn công mạng đã nhắm vào các mạng lưới quốc phòng của Mỹ để tìm kiếm những nhược điểm có thể khai thác trong một vụ khủng hoảng.
Phúc trình cũng nói rằng mục tiêu chính của Trung Quốc khi họ thực hiện những vụ tấn công này là đánh cắp kỹ thuật công nghiệp.
Giáo sư Tạ Đào của Học viện Ngoại giao ở Bắc Kinh cho biết tuy sự nghi ngại đang ở mức cao nhưng cuộc họp sắp tới có thể là một cơ hội để xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau. Ông nói:
"Tôi nghĩ rằng ông Tập Cận Bình không giống như ông Hồ Cẩm Đào. Ông ấy là một nhà lãnh đạo có cá tính mạnh mẽ. Ông ấy có phong cách riêng. Và tôi nghĩ rằng truyền thông Mỹ có thể sẽ thích phong cách đó và Tổng thống Obama có lẽ sẽ thích cá tính của ông Tập Cận Bình. Điều quan trọng là hai nhà lãnh đạo xây dựng thiện cảm cá nhân."
Ông Tạ Đào cho rằng địa điểm diễn ra cuộc họp cũng là một yếu tố thuận lợi:
"Tôi nghĩ rằng việc tránh xa địa điểm chính thức là thủ đô Washington và tránh xa các cơ quan truyền thông chính, các phóng viên Tòa Bạch Ốc, có lẽ là một việc tốt."
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Thomas Donilon sẽ kết thúc chuyến công du Trung Quốc vào ngày thứ 3 tuần sau.