Lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận lịch sử vào sáng sớm thứ Ba 21/7 về một kế hoạch kích thích kinh tế quy mô nhằm vực dậy các nền kinh tế bị tác động bởi đại dịch corona, sau một hội nghị thượng đỉnh gay gắt kéo dài gần 5 ngày.
Thỏa thuận đạt được vào lúc 5.15 sáng (0315 GMT) mở đường cho Ủy ban châu Âu thay mặt cho tất cả 27 nước thành viên, huy động hàng tỷ euro trên thị trường vốn, trong một hành động đoàn kết chưa từng thấy trong lịch sử hội nhập châu Âu kéo dài gần bảy thập kỷ.
Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh Charles Michel gọi hiệp định đạt được vào lúc 5.15 sáng (0315 GMT).là một thời điểm bước ngoặt đối với châu Âu.
Nhiều người đã cảnh báo rằng một hội nghị thượng đỉnh thất bại trong bối cảnh đại dịch corona, sẽ đặt nghi vấn về khả năng sống còn của khối EU sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế, và sau khi nước Anh rời bỏ EU mới đây.
Giá cổ phiếu trên thế giới đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng Hai vừa qua, và đồng euro cũng nhanh chóng chạm mức cao nhất kể từ tháng Ba sau khi tin tức về thỏa thuận EU loan truyền.
Chủ tịch hội nghị Michel chia sẻ sự hân hoan của ông với các phóng viên. Ông nói “Đây là một tín hiệu cụ thể cho là châu Âu là một lực để hành động,”
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel dẫn đầu nỗ lực thúc đẩy thỏa thuận, ca ngợi thỏa thuận mới đạt được là thực sự có tính cách lịch sử .
Các nhà lãnh đạo hy vọng quỹ hồi phục kinh tế trị giá 750 tỷ euro (tương đương 857,33 tỷ USD) và ngân sách 1,1 nghìn tỷ euro liên quan trong ngân sách 2021-2027 sẽ giúp vực dậy lục địa Châu Âu khỏi tình trạng suy thoái kinh tế sâu rộng chưa từng thấy tại lục địa này kể từ sau Thế chiến thứ Hai do đại dịch corona gây ra.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier nhận định, với thỏa thuận này, cơ hội cho một tiến trình hồi phục thận trọng, chậm rãi trong nửa cuối năm nay đã tăng cao.
Mặc dù nặng về tính biểu tượng, thỏa thuận này đã phải trả giá bằng những cắt giảm đề xuất đầu tư vào các quỹ thân thiện với khí hậu và môi trường, và không đặt điều kiện để giải ngân cho các nước như Hungary và Ba Lan, bị coi là vi phạm các giá trị dân chủ.
Trong một khối gồm 27 nước thành viên, mỗi nước đều có quyền phủ quyết, hội nghị thượng đỉnh EU phơi bày những rạn nứt trong khối có thể cản trở tiến trình làm quyết định trong tương lai về các vấn đề tài chính, khi các nước giàu hơn ở miền bắc Châu Âu chống đối việc giúp đỡ các nước nghèo hơn ở miền nam.
Kế hoạch phục hồi còn đối mặt với nhiều khó khăn khi phải được Nghị viện châu Âu thông qua – và được tất cả các quốc gia EU phê chuẩn.