Lãnh đạo các nước trên thế giới lên đường tới Nam Phi để tham dự lễ tưởng niệm ông Nelson Mandela vào ngày thứ Ba, nhà lãnh đạo chống chủ nghĩa a-pac-thai đã qua đời hồi tuần trước, thọ 95 tuổi.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama rời Washington sáng thứ Hai, có đệ nhất phu nhân Michelle Obama cùng với cựu Tổng thống George W. Bush và phu nhân Laura Bush đi cùng. Các cựu Tổng thống Bill Clinton và Jimmy Carter đi riêng tới Johannesburg, nơi lễ tưởng niệm chính sẽ được tổ chức tại một sân vận động bóng đá, địa điểm tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới, World Cup, năm 2010.
Nam Phi nói rằng hơn 80 nguyên thủ quốc gia, hoàng gia, và giới chức cao cấp của các chính phủ trên khắp thế giới sẽ có mặt trong lễ tưởng niệm ông Mandela. Ông đã trở thành vị Tổng thống da den đầu tiên của Nam Phi vào thập niên 1990 sau khi bị tù 27 năm vì lãnh đạo cuộc tranh đấu chống lại chế độ kỳ thị chủng tộc a-pac-thai của người da trắng tại nước ông.
Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi Maite Knoana-Mashabane nói rằng, đã có một “mối quan tâm từ trước tới nay chưa từng có” của các nhà lãnh đạo thế giới muốn tham dự sự kiện này, được tổ chức dưới điều kiện an ninh chặt chẽ. Ông Obama sẽ là một trong số các nhân vật lên tiếng trước một đám đông ước tính khoảng 80.000 người.
Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, Tổng thống Cuba Raul Castro, và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon có mặt trong số các nhà lãnh đạo thế giới đã cho chính phủ Nam Phi biết là sẽ tham dự lễ tưởng niệm ông Mandela.
Tổng thống George H.W. Bush là Tổng thống Hoa Kỳ còn sống duy nhất sẽ không tham dự sự kiện này. Phát ngôn nhân của ông nói rằng, điều kiện sức khỏe của ông Bush, năm nay 89 tuổi, không cho phép ông có thể du hành những chuyến đi dài.
Oprah Winfey, người dẫn chương trình talkshow của Mỹ, ca sĩ kiêm nhà hoạt động người Ireland Bono, cũng như nhà tỉ phú Anh Richard Branson cũng sẽ tham dự lể tưởng niệm ông Mandela.
Hàng ngàn bó hoa đã được đặt trên đường phố bên ngoài tư thất của ông Mandela ở Johannesburg. Hôm thứ Hai, Mandla Mandela, cháu trai của ông Mandela hát và nhảy múa cùng với những người tham dự tang lễ khác khi anh tới gần cổng nhà để tỏ lòng kính ngưỡng ông.
Di hài của ông Mandela sẽ được đặt tại Union Buildings ở Pretoria – trụ sở chính thức của chính phủ Nam Phi- vào các ngày thứ Tư, thứ Năm và Thứ Sáu.
Lễ tưởng niệm và những sinh hoạt khác sẽ lên đến cao điểm vào ngày an táng ông Mandela diễn ra ngày 15 tháng 12 tại ngôi nhà thuở thiếu thời của ông ở Qunu.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama rời Washington sáng thứ Hai, có đệ nhất phu nhân Michelle Obama cùng với cựu Tổng thống George W. Bush và phu nhân Laura Bush đi cùng. Các cựu Tổng thống Bill Clinton và Jimmy Carter đi riêng tới Johannesburg, nơi lễ tưởng niệm chính sẽ được tổ chức tại một sân vận động bóng đá, địa điểm tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới, World Cup, năm 2010.
Nam Phi nói rằng hơn 80 nguyên thủ quốc gia, hoàng gia, và giới chức cao cấp của các chính phủ trên khắp thế giới sẽ có mặt trong lễ tưởng niệm ông Mandela. Ông đã trở thành vị Tổng thống da den đầu tiên của Nam Phi vào thập niên 1990 sau khi bị tù 27 năm vì lãnh đạo cuộc tranh đấu chống lại chế độ kỳ thị chủng tộc a-pac-thai của người da trắng tại nước ông.
Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi Maite Knoana-Mashabane nói rằng, đã có một “mối quan tâm từ trước tới nay chưa từng có” của các nhà lãnh đạo thế giới muốn tham dự sự kiện này, được tổ chức dưới điều kiện an ninh chặt chẽ. Ông Obama sẽ là một trong số các nhân vật lên tiếng trước một đám đông ước tính khoảng 80.000 người.
Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, Tổng thống Cuba Raul Castro, và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon có mặt trong số các nhà lãnh đạo thế giới đã cho chính phủ Nam Phi biết là sẽ tham dự lễ tưởng niệm ông Mandela.
Tổng thống George H.W. Bush là Tổng thống Hoa Kỳ còn sống duy nhất sẽ không tham dự sự kiện này. Phát ngôn nhân của ông nói rằng, điều kiện sức khỏe của ông Bush, năm nay 89 tuổi, không cho phép ông có thể du hành những chuyến đi dài.
Oprah Winfey, người dẫn chương trình talkshow của Mỹ, ca sĩ kiêm nhà hoạt động người Ireland Bono, cũng như nhà tỉ phú Anh Richard Branson cũng sẽ tham dự lể tưởng niệm ông Mandela.
Hàng ngàn bó hoa đã được đặt trên đường phố bên ngoài tư thất của ông Mandela ở Johannesburg. Hôm thứ Hai, Mandla Mandela, cháu trai của ông Mandela hát và nhảy múa cùng với những người tham dự tang lễ khác khi anh tới gần cổng nhà để tỏ lòng kính ngưỡng ông.
Di hài của ông Mandela sẽ được đặt tại Union Buildings ở Pretoria – trụ sở chính thức của chính phủ Nam Phi- vào các ngày thứ Tư, thứ Năm và Thứ Sáu.
Lễ tưởng niệm và những sinh hoạt khác sẽ lên đến cao điểm vào ngày an táng ông Mandela diễn ra ngày 15 tháng 12 tại ngôi nhà thuở thiếu thời của ông ở Qunu.