Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng với các nhà lãnh đạo của Mexico và Canada hôm thứ tư kết thúc hội nghị thượng đỉnh một ngày sau khi thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau, từ sức cạnh tranh kinh tế, an ninh biên giới cho tới biến đổi khí hậu. Theo tường thuật của thông tín viên Dan Robinson của đài VOA, các nhà lãnh đạo này cũng thảo luận về những điểm nóng trên thế giới, kể cả Ukraina và Venezuela.
Thông cáo chung của hộïi nghị nói tới những thỏa thuận về các biện pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư và du lịch, giảm thiểu các luật lệ quản lý, và tăng cường các chương trình bảo vệ an ninh biên giới.
Các nhà lãnh đạo cũng đồng ý nới rộng sự hợp tác để giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường các nỗ lực chống lại nạn buôn người và những hành vi tội phạm trong khu vực.
Tổng thống Obama đã nói tới ưu thế cạnh tranh của Hoa Kỳ, Canada và Mexico, dựa trên nhiều yếu tố như công nhân có tay nghề cao, ngành chế tạo phát triển mạnh và có những nguồn năng lượng mới.
"Tất cả những điều này giúp cho chúng ta chiếm được vị thế của một đại cường trong nền kinh tế toàn cầu và đó chính là lý do tại sao chúng ta có mặt nơi đây, để bảo đảm là chúng ta đang làm tất cả những gì có thể làm để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo thêm công ăn việc làm ở Canada, Mexico và Hoa Kỳ."
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận và trả lời các câu hỏi về Ukraina, Venezuela và Syria.
Tổng thống Obama đề cập tới thỏa thuận hưu chiến giữa chính phủ Ukraina và những người biểu tình của phe chống đối.
"Nếu được thực thi, thỏa thuận hưu chiến có thể mang lại không gian cho các bên để giải quyết những sự khác biệt của họ một cách hòa bình. Và trong thời gian tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể làm để hỗ trợ cho người dân Ukraina trong lúc họ tìm kiếm một giải pháp hòa bình và đáp ứng khát vọng của nhân dân Ukraina cho một nền dân chủ vững mạnh và hội nhập đầy đủ vào cộng đồng quốc tế."
Ông Obama nói rằng Ukraina, cũng như Syria, không phải là “một sự cạnh tranh” giữa Hoa Kỳ và Nga, mà là một sự biểu hiện của niềm hy vọng và sự khao khát của người dân đối với các quyền tự do cơ bản.
Ông cho biết Tổng thống Vladimir Putin “có một cái nhìn khác” về nhiều vấn đề trong các vấn đề này, nhưng ông hy vọng Nga sẽ thay đổi lập trường.
"Tôi hy vọng có lúc Nga sẽ thừa nhận là về lâu về dài họ cũng nên chấp nhận những giá trị và những quan tâm đó. Vào thời điểm này, khi chúng tôi có những ý kiến bất đồng sâu sắc, và khi tôi nói chuyện với ông Putin, tôi rất thẳng thắn về những sự bất đồng đó, mặc dù chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu hợp tác với Nga trong các lãnh vực đôi bên có lợi ích chung."
Thủ tướng Canada Stephen Harper cũng có nhận định tương tự với ông Obama về tình hình Ukraina.
"Chế độ này đã tạo ra tình hình này. Chẳng những họ có những quyết định hoàn toàn không được người dân ưa thích, mà còn có những quyết định đi ngược với bản chất và khát vọng của Ukraina như một quốc gia độc lập."
Ông Obama đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Venezuela, nơi rối loạn vừa bùng ra, và việc họ trục xuất ba nhân viên ngoại giao Mỹ.
"Thay vì tạo ra những cáo giác sai lạc về các nhà ngoại giao Mỹ để tìm cách đánh lạc hướng chú ý của mọi người đối với sự thất bại của chính mình, chính phủ Venezuela nên tập trung vào việc giải quyết những sự bất mãn chính đáng của người dân Venezuela."
Ông Obama cho biết Hoa Kỳ và Tổ chức các quốc gia Mỹ châu yêu cầu chính phủ Venezuela trả tự do cho những người biểu tình và tham gia một cuộc đối thoại thật sự. Ông nói thêm rằng tất cả các bên nên tránh bạo động và ra sức vãn hồi sự yên tĩnh.
Các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ cho cuộc đàm phán để thiết lập một khu vực mậu dịch tự do mới ở Á Châu-Thái bình dương, thường được gọi là Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái bình dương TPP. Ông Obama đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của sự chống đối của những người mà ông gọi là “những thành phần” bên trong đảng Dân chủ của ông.
Các nhà báo cũng hỏi ông Obama và ông Harper về dự án đường ống Keystone XL nối liền các khu vực khai thác dầu đá phiến ở Canada với các hải cảng của Mỹ ở vùng Vịnh Mexico. Dự án này tiếp tục gặp phải sự chống đối của các tổ chức bảo vệ môi trường.
Ông Obama cho biết một quyết định sẽ được thực hiện sau một thời gian góp ý cho các cơ quan chính phủ Mỹ tiếp theo sau một bản phúc trình mới đây của Bộ Ngoại giao, trong đó họ kết luận là dự án này sẽ không làm cho khí thải carbon gia tăng đáng kể.
Ông nói rằng ông và nhà lãnh đạo Canada đã thảo luận về mối quan tâm chung về cách ứng phó với vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Thông cáo chung của hộïi nghị nói tới những thỏa thuận về các biện pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư và du lịch, giảm thiểu các luật lệ quản lý, và tăng cường các chương trình bảo vệ an ninh biên giới.
Các nhà lãnh đạo cũng đồng ý nới rộng sự hợp tác để giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường các nỗ lực chống lại nạn buôn người và những hành vi tội phạm trong khu vực.
Tổng thống Obama đã nói tới ưu thế cạnh tranh của Hoa Kỳ, Canada và Mexico, dựa trên nhiều yếu tố như công nhân có tay nghề cao, ngành chế tạo phát triển mạnh và có những nguồn năng lượng mới.
"Tất cả những điều này giúp cho chúng ta chiếm được vị thế của một đại cường trong nền kinh tế toàn cầu và đó chính là lý do tại sao chúng ta có mặt nơi đây, để bảo đảm là chúng ta đang làm tất cả những gì có thể làm để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo thêm công ăn việc làm ở Canada, Mexico và Hoa Kỳ."
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận và trả lời các câu hỏi về Ukraina, Venezuela và Syria.
Tổng thống Obama đề cập tới thỏa thuận hưu chiến giữa chính phủ Ukraina và những người biểu tình của phe chống đối.
"Nếu được thực thi, thỏa thuận hưu chiến có thể mang lại không gian cho các bên để giải quyết những sự khác biệt của họ một cách hòa bình. Và trong thời gian tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể làm để hỗ trợ cho người dân Ukraina trong lúc họ tìm kiếm một giải pháp hòa bình và đáp ứng khát vọng của nhân dân Ukraina cho một nền dân chủ vững mạnh và hội nhập đầy đủ vào cộng đồng quốc tế."
Ông Obama nói rằng Ukraina, cũng như Syria, không phải là “một sự cạnh tranh” giữa Hoa Kỳ và Nga, mà là một sự biểu hiện của niềm hy vọng và sự khao khát của người dân đối với các quyền tự do cơ bản.
Ông cho biết Tổng thống Vladimir Putin “có một cái nhìn khác” về nhiều vấn đề trong các vấn đề này, nhưng ông hy vọng Nga sẽ thay đổi lập trường.
"Tôi hy vọng có lúc Nga sẽ thừa nhận là về lâu về dài họ cũng nên chấp nhận những giá trị và những quan tâm đó. Vào thời điểm này, khi chúng tôi có những ý kiến bất đồng sâu sắc, và khi tôi nói chuyện với ông Putin, tôi rất thẳng thắn về những sự bất đồng đó, mặc dù chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu hợp tác với Nga trong các lãnh vực đôi bên có lợi ích chung."
Thủ tướng Canada Stephen Harper cũng có nhận định tương tự với ông Obama về tình hình Ukraina.
"Chế độ này đã tạo ra tình hình này. Chẳng những họ có những quyết định hoàn toàn không được người dân ưa thích, mà còn có những quyết định đi ngược với bản chất và khát vọng của Ukraina như một quốc gia độc lập."
Ông Obama đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Venezuela, nơi rối loạn vừa bùng ra, và việc họ trục xuất ba nhân viên ngoại giao Mỹ.
"Thay vì tạo ra những cáo giác sai lạc về các nhà ngoại giao Mỹ để tìm cách đánh lạc hướng chú ý của mọi người đối với sự thất bại của chính mình, chính phủ Venezuela nên tập trung vào việc giải quyết những sự bất mãn chính đáng của người dân Venezuela."
Ông Obama cho biết Hoa Kỳ và Tổ chức các quốc gia Mỹ châu yêu cầu chính phủ Venezuela trả tự do cho những người biểu tình và tham gia một cuộc đối thoại thật sự. Ông nói thêm rằng tất cả các bên nên tránh bạo động và ra sức vãn hồi sự yên tĩnh.
Các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ cho cuộc đàm phán để thiết lập một khu vực mậu dịch tự do mới ở Á Châu-Thái bình dương, thường được gọi là Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái bình dương TPP. Ông Obama đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của sự chống đối của những người mà ông gọi là “những thành phần” bên trong đảng Dân chủ của ông.
Các nhà báo cũng hỏi ông Obama và ông Harper về dự án đường ống Keystone XL nối liền các khu vực khai thác dầu đá phiến ở Canada với các hải cảng của Mỹ ở vùng Vịnh Mexico. Dự án này tiếp tục gặp phải sự chống đối của các tổ chức bảo vệ môi trường.
Ông Obama cho biết một quyết định sẽ được thực hiện sau một thời gian góp ý cho các cơ quan chính phủ Mỹ tiếp theo sau một bản phúc trình mới đây của Bộ Ngoại giao, trong đó họ kết luận là dự án này sẽ không làm cho khí thải carbon gia tăng đáng kể.
Ông nói rằng ông và nhà lãnh đạo Canada đã thảo luận về mối quan tâm chung về cách ứng phó với vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính.