ADDIS ABABA —
Các nhà lãnh đạo Phi Châu nhóm họp tại Ethiopia hồi cuối tuần qua để ăn mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Liên hiệp Phi Châu. Theo tường thuật do thông tín viên Scott Stearns của đài VOA gởi về từ thủ đô Addis Ababa, họ đã thảo luận về những dự án đầu tư của Trung Quốc ở Phi Châu và về cuộc chiến chống lại các phần tử Hồi giáo hiếu chiến ở Mali.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương nói với Liên hiệp Phi Châu rằng các nhà lãnh đạo mới ở Bắc Kinh muốn hợp tác nhiều hơn nữa về thương mại và có được sự tham khảo ý kiến chặt chẽ hơn về các vấn đề quốc tế trong lúc ảnh hưởng của Phi Châu trên thế giới đang gia tăng.
Thủ tướng Ethiopia và là Chủ tịch Liên hiệp Phi Châu, ông Hailemariam Desalegn, cho biết Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy của Phi Châu.
Ông Desalegne nói: "Có một điều đáng mừng là một số bạn bè và đối tác của chúng tôi đã dành ưu tiên cho công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng ở Phi Châu trong sách lược hợp tác của họ với châu lục của chúng tôi. Tôi muốn nhân cơ hội này để bày tỏ sự cảm kích sâu sắc đối với Trung Quốc vì họ đã đầu tư hàng tỉ đô la để giúp đỡ chúng tôi trong các mục tiêu phát triển."
Trong lúc không nêu đích danh Trung Quốc, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng ông cảm thấy lo ngại về việc một số quốc gia không có thái độ minh bạch ở Phi Châu như Hoa Kỳ và điều đó có thể gây phương hại cho dân chủ. Nhưng ông thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã tụt hậu trong lãnh vực đầu tư vào Phi Châu.
Bà Jennifer Cooke, Giám đốc bộ phận Phi Châu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết việc cắt giảm ngân sách khiến cho chính phủ của Tổng thống Obama phải tìm cách cải thiện cách thức giao tiếp với Phi Châu.
Bà Cooke nói: "Có một cơ hội để Hoa Kỳ nói rằng “Chúng tôi đã trở lại và chúng tôi sẵn sàng làm việc với quí vị ở một cấp độ khác, với những phương thức khác hơn những gì chúng tôi đã làm trong quá khứ, nhưng với một cách thức tích cực hơn nhiều.”
Bà Cooke nói rằng điều này có nghĩa là Washington phải dựa nhiều hơn vào khu vực tư.
Bà Cooke nói tiếp: "Những loại hình quan hệ thương mại đầu tư đó thật ra là những mối quan hệ đối tác bình đẳng hơn và Hoa Kỳ không còn nhìn vào Phi Châu như một châu lục của xung đột, bệnh tật và đói kém, mà là một nơi để xây dựng các mối quan hệ hợp tác."
Về vấn đề Mali, các nhà lãnh đạo Phi Châu đã thảo luận về việc thành lập một lực lượng can thiệp khu vực để chống lại các phần tử khủng bố có liên hệ với al-Qaida trong lúc các binh sĩ Pháp chuẩn bị rút khỏi Mali.
Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu như sau:
"Tôi cho rằng chính người Phi Châu phải tự quyết định về việc bảo đảm cho an ninh của Phi Châu. Nhưng nước Pháp sẵn sàng làm việc với người Phi Châu để cho các quân đội ở Phi Châu có được những phương tiện để ứng phó với mọi hành động xâm lăng."
Trong lúc các binh sĩ Tây Phi của khối ECOWAS được huy động để hỗ trợ cho các binh sĩ Mali, bà Cooke của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nói rằng sự trợ giúp của quốc tế là vô cùng cần thiết.
Bà Cooke nói: "Trong lúc các lực lượng ECOWAS đến trú đóng tại các thành phố miền bắc Mali và tìm cách bảo vệ các thành phố đó trước những vụ tấn công của nhóm Ansar Dine và AQIM, họ cần được huấn luyện nhiều hơn về những hoạt động chống nổi dậy, về việc xây dựng quan hệ với các cộng đồng dân cư và thu thập tình báo."
Tổng thống Hollande nói rằng khủng bố, buôn lậu ma túy và hải tặc ở Phi Châu là những vấn đề toàn cầu mà các nước trên thế giới phải sát cánh với nhau để chống lại.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương nói với Liên hiệp Phi Châu rằng các nhà lãnh đạo mới ở Bắc Kinh muốn hợp tác nhiều hơn nữa về thương mại và có được sự tham khảo ý kiến chặt chẽ hơn về các vấn đề quốc tế trong lúc ảnh hưởng của Phi Châu trên thế giới đang gia tăng.
Thủ tướng Ethiopia và là Chủ tịch Liên hiệp Phi Châu, ông Hailemariam Desalegn, cho biết Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy của Phi Châu.
Ông Desalegne nói: "Có một điều đáng mừng là một số bạn bè và đối tác của chúng tôi đã dành ưu tiên cho công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng ở Phi Châu trong sách lược hợp tác của họ với châu lục của chúng tôi. Tôi muốn nhân cơ hội này để bày tỏ sự cảm kích sâu sắc đối với Trung Quốc vì họ đã đầu tư hàng tỉ đô la để giúp đỡ chúng tôi trong các mục tiêu phát triển."
Trong lúc không nêu đích danh Trung Quốc, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng ông cảm thấy lo ngại về việc một số quốc gia không có thái độ minh bạch ở Phi Châu như Hoa Kỳ và điều đó có thể gây phương hại cho dân chủ. Nhưng ông thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã tụt hậu trong lãnh vực đầu tư vào Phi Châu.
Bà Jennifer Cooke, Giám đốc bộ phận Phi Châu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết việc cắt giảm ngân sách khiến cho chính phủ của Tổng thống Obama phải tìm cách cải thiện cách thức giao tiếp với Phi Châu.
Bà Cooke nói: "Có một cơ hội để Hoa Kỳ nói rằng “Chúng tôi đã trở lại và chúng tôi sẵn sàng làm việc với quí vị ở một cấp độ khác, với những phương thức khác hơn những gì chúng tôi đã làm trong quá khứ, nhưng với một cách thức tích cực hơn nhiều.”
Bà Cooke nói rằng điều này có nghĩa là Washington phải dựa nhiều hơn vào khu vực tư.
Bà Cooke nói tiếp: "Những loại hình quan hệ thương mại đầu tư đó thật ra là những mối quan hệ đối tác bình đẳng hơn và Hoa Kỳ không còn nhìn vào Phi Châu như một châu lục của xung đột, bệnh tật và đói kém, mà là một nơi để xây dựng các mối quan hệ hợp tác."
Về vấn đề Mali, các nhà lãnh đạo Phi Châu đã thảo luận về việc thành lập một lực lượng can thiệp khu vực để chống lại các phần tử khủng bố có liên hệ với al-Qaida trong lúc các binh sĩ Pháp chuẩn bị rút khỏi Mali.
Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu như sau:
"Tôi cho rằng chính người Phi Châu phải tự quyết định về việc bảo đảm cho an ninh của Phi Châu. Nhưng nước Pháp sẵn sàng làm việc với người Phi Châu để cho các quân đội ở Phi Châu có được những phương tiện để ứng phó với mọi hành động xâm lăng."
Trong lúc các binh sĩ Tây Phi của khối ECOWAS được huy động để hỗ trợ cho các binh sĩ Mali, bà Cooke của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nói rằng sự trợ giúp của quốc tế là vô cùng cần thiết.
Bà Cooke nói: "Trong lúc các lực lượng ECOWAS đến trú đóng tại các thành phố miền bắc Mali và tìm cách bảo vệ các thành phố đó trước những vụ tấn công của nhóm Ansar Dine và AQIM, họ cần được huấn luyện nhiều hơn về những hoạt động chống nổi dậy, về việc xây dựng quan hệ với các cộng đồng dân cư và thu thập tình báo."
Tổng thống Hollande nói rằng khủng bố, buôn lậu ma túy và hải tặc ở Phi Châu là những vấn đề toàn cầu mà các nước trên thế giới phải sát cánh với nhau để chống lại.