Đường dẫn truy cập

Lãnh đạo Âu châu thảo luận vấn đề tăng cường chống khủng bố


Các nhà lãnh đạo các nước dự hội nghị châu Âu ở Brussels, 12/2/15
Các nhà lãnh đạo các nước dự hội nghị châu Âu ở Brussels, 12/2/15

Trên 1 tháng sau các vụ tấn công ở Paris, các nhà lãnh đạo Âu châu hôm nay họp để thảo luận một loạt các biện pháp chống khủng bố - từ việc chia sẻ thông tin tốt hơn cho đến các biện pháp kiểm soát và thanh tra Internet gắt gao hơn. Thông tín viên VOA Lisa Bryant tường trình từ thủ đô Pháp.

Lo ngại về khủng bố, nhất là về đạo Hồi quá khích, đã gia tăng khắp Liên hiệp châu Âu với 28 thành viên. Các vụ tấn công ở Paris trong tháng trước, những vụ bắt giữ các nghi can thánh chiến ở Bỉ và hàng trăm người Âu châu đã gia nhập các nhóm thánh chiến ở Trung Đông chỉ làm tăng thêm những nỗi lo ngại đó.

Ngay trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Âu châu bắt đầu ở Brussels hôm thứ năm, Chủ tịch EU Donald Tusk đã phát biểu ngắn gọn với các phóng viên:

“Về chủ nghĩa khủng bố, tôi cũng sẽ yêu cầu các nhà lãnh đạo của chúng tôi đồng ý về một nơi làm việc để củng cố cuộc chiến chống khủng bố như một hậu quả tự nhiên của vụ tấn công ở Paris.”

Chủ tịch nhóm Cấp tiến Âu châu, một khối các nhà lập pháp EU, kêu gọi các nhà lãnh đạo EU phê chuẩn một đề nghị của Uỷ hội Âu châu thành lập một mạng lưới gọi là cực đoan hoá:

“Nói cách khác, đoan chắc là chúng tôi chia sẻ thông tin về những người đang bị cực đoan hoá. Chính phủ đã có quyết định tự ban cho mình các quyền thu hồi hộ chiếu của những người bị nghi ngờ, và chính phủ Vương quốc Anh đã thảo luận về biện pháp đó. Rõ ràng đây là điều cần phải đưa ra thảo luận ở cấp Âu châu.”

Trong số các đề mục được đưa ra thảo luận ở Brussels có các đề nghị thành lập một hệ thống toàn Âu châu chia sẻ thông tin về hành khách máy bay ra vào khu vực 22 quốc gia không cần hộ chiếu gọi là Schengen. Cũng có những lời kêu gọi chống cực đoan hoá trên Internet thông qua các công cụ hợp tác và thông tin liên lạc tốt hơn để chống khủng bố.

Chuyên gia phân tích Anthony Dworkin của Hội đồng Đối ngoại Âu châu nói các đề nghị này thường có tính cách khá nhạy cảm:

“Họ đang tập trung vào … việc chia sẻ thông tin tốt hơn, và tôi nghĩ đó là biện pháp quan trọng nhất có thể tiến hành. Khi ta nhìn vào những vụ tấn công, và nghĩ lại những gì đã có thể làm để ngăn chặn chúng, thì luôn luôn là vấn đề chia sẻ thông tin hơn là các quyền lực theo dõi tốt hơn, vân vân.”

Nhưng ông Dworkin nói về các vấn đề như theo dõi Internet, các quốc gia Âu châu phải cân bằng giữa quan ngại an ninh với việc bảo đảm các giá trị EU như tự do ngôn luận phải được tôn trọng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG