Số người Syria vượt biên đang mỗi lúc một tăng trong lúc cuộc xung đột ở nước này tiếp tục leo thang. Những nhóm cực đoan muốn thành lập một nước Hồi giáo ở Syria đang chiến đấu chống lại cùng một lúc ba phe là các lực lượng chính phủ, các lực lượng chống đối và các nhóm của người Kurd ở đông bắc Syria đã làm bùng ra một làn sóng mới của người tị nạn.
Cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc cho biết ít nhất 14.000 người Syria đã vượt biên sang miền bắc Iraq kể từ thứ 5. Ông Faris Sulaiman, một người mới vượt biên, đã mô tả như sau về tình trạng khủng khiếp ở quê của ông là thị trấn Qamishli.
"Có những xác không đầu ở nhà xác ngày hôm nay. Tại sao lại như vậy? Luật pháp quốc tế nào và chủ thuyết nào có thể biện minh cho những cái chết đó? Họ chặt đầu người dân, chặt đầu trẻ em. Một nhóm của Mặt trận al- Nusra đã cho phép tiến hành những vụ giết hại, những vụ tàn sát người Kurd. Họ cho phép giết hại người Kurd. Họ cho phép cướp giật tiền bạc, phụ nữ và tài sản của người Kurd."
Chính phủ Syria đã triệt thoái các lực lượng của họ ra khỏi những khu vực người Kurd chiếm đa số ở miền đông bắc hồi năm ngoái, trong lúc họ củng cố vị trí ở thủ đô Damascus và các thành phố chính.
Từ đó tới nay, các nhóm có liên hệ với al-Qaida -- như Mặt trận al-Nusra và Nhà nước Hồi giáo Iraq, đã giao tranh với các nhóm vũ trang của người Kurd.
Ông Saad Ahmed, một cư dân ở thị trấn Hassakeh thuộc khu vực người Kurd ở Syria, cho biết tình hình ở đó thật là bi đát.
"Nạn đói đang hoành hành. Người dân không có công ăn việc làm. Dân chúng phải tản cư. Tình hình mỗi lúc một tệ hại hơn. Đất nước mỗi ngày một bị tàn phá nhiều hơn. An ninh không còn nữa. Trước đây, Syria có an ninh, nhưng bây giờ không còn an ninh nữa."
Những thành viên của các nhóm khủng bố cũng đã trà trộn vào hàng ngũ của các lực lượng nổi dậy ở Syria. Ông Rajaa Nasir, một người phát ngôn của một đảng đối lập có tên là Ủy ban Điều hợp Syria, cho biết những phần tử hiếu chiến đang có nhiều quyền hành.
"Theo ước tính của chúng tôi, có khoảng 1.500 phần tử cực đoan trong số 150.000 chiến binh của phe chống đối ở Syria. Họ là những người chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và họ đang có thế mạnh, mặc dù họ chỉ là những nhóm nhỏ."
Các báo cáo như vậy về thành phần khủng bố trong lực lượng chống đối ở Syria đã gây quan tâm trong cộng đồng quốc tế và khiến cho các cường quốc Tây phương cảm thấy ngần ngại trong việc cung cấp sự trợ giúp quân sự cho phe chống đối.
Từ khi cuộc xung đột ở Syria bùng ra cách nay hơn hai năm, gần 2 triệu người Syria đã vượt biên đi tị nạn, phần lớn là tới Li Băng, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc cho biết ít nhất 14.000 người Syria đã vượt biên sang miền bắc Iraq kể từ thứ 5. Ông Faris Sulaiman, một người mới vượt biên, đã mô tả như sau về tình trạng khủng khiếp ở quê của ông là thị trấn Qamishli.
"Có những xác không đầu ở nhà xác ngày hôm nay. Tại sao lại như vậy? Luật pháp quốc tế nào và chủ thuyết nào có thể biện minh cho những cái chết đó? Họ chặt đầu người dân, chặt đầu trẻ em. Một nhóm của Mặt trận al- Nusra đã cho phép tiến hành những vụ giết hại, những vụ tàn sát người Kurd. Họ cho phép giết hại người Kurd. Họ cho phép cướp giật tiền bạc, phụ nữ và tài sản của người Kurd."
Chính phủ Syria đã triệt thoái các lực lượng của họ ra khỏi những khu vực người Kurd chiếm đa số ở miền đông bắc hồi năm ngoái, trong lúc họ củng cố vị trí ở thủ đô Damascus và các thành phố chính.
Từ đó tới nay, các nhóm có liên hệ với al-Qaida -- như Mặt trận al-Nusra và Nhà nước Hồi giáo Iraq, đã giao tranh với các nhóm vũ trang của người Kurd.
Ông Saad Ahmed, một cư dân ở thị trấn Hassakeh thuộc khu vực người Kurd ở Syria, cho biết tình hình ở đó thật là bi đát.
"Nạn đói đang hoành hành. Người dân không có công ăn việc làm. Dân chúng phải tản cư. Tình hình mỗi lúc một tệ hại hơn. Đất nước mỗi ngày một bị tàn phá nhiều hơn. An ninh không còn nữa. Trước đây, Syria có an ninh, nhưng bây giờ không còn an ninh nữa."
Những thành viên của các nhóm khủng bố cũng đã trà trộn vào hàng ngũ của các lực lượng nổi dậy ở Syria. Ông Rajaa Nasir, một người phát ngôn của một đảng đối lập có tên là Ủy ban Điều hợp Syria, cho biết những phần tử hiếu chiến đang có nhiều quyền hành.
"Theo ước tính của chúng tôi, có khoảng 1.500 phần tử cực đoan trong số 150.000 chiến binh của phe chống đối ở Syria. Họ là những người chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và họ đang có thế mạnh, mặc dù họ chỉ là những nhóm nhỏ."
Các báo cáo như vậy về thành phần khủng bố trong lực lượng chống đối ở Syria đã gây quan tâm trong cộng đồng quốc tế và khiến cho các cường quốc Tây phương cảm thấy ngần ngại trong việc cung cấp sự trợ giúp quân sự cho phe chống đối.
Từ khi cuộc xung đột ở Syria bùng ra cách nay hơn hai năm, gần 2 triệu người Syria đã vượt biên đi tị nạn, phần lớn là tới Li Băng, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.