Những người biểu tình đánh dấu kỷ niệm hai năm cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar bằng một “cuộc biểu tình thầm lặng” tại các thành phố lớn và các cuộc biểu tình ở nước ngoài hôm 1/2, khi các nhà lãnh đạo dân sự lưu vong tuyên bố sẽ chấm dứt cái mà họ gọi là “sự chiếm đoạt quyền lực bất hợp pháp” của quân đội, theo Reuters.
Các tướng lĩnh hàng đầu của quốc gia Đông Nam Á này cầm đầu một cuộc đảo chính vào ngày 1/2/2021 sau 5 năm chia sẻ quyền lực căng thẳng dưới một hệ thống chính trị bán dân sự do quân đội tạo ra.
Tại các thành phố thương mại chính Yangon và Mandalay, hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy đường phố vắng vẻ trong điều mà những người phản đối cuộc đảo chính nói là một cuộc biểu tình thầm lặng chống lại chính quyền quân sự. Các nhà hoạt động dân chủ kêu gọi người dân không đi ra đường trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
Ngoài ra còn có một cuộc tuần hành ở Yangon của khoảng 100 người ủng hộ quân đội, bên cạnh là binh lính, các bức ảnh cho thấy.
Tại Thái Lan, hàng trăm người biểu tình chống đảo chính đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài đại sứ quán Myanmar ở Bangkok.
Ông Acchariya, một nhà sư Phật giáo tham dự cuộc biểu tình, cho biết: “Năm nay là năm quyết định để chúng tôi loại bỏ hoàn toàn chế độ quân sự”.
Những người khác trong đám đông hô vang: “Chúng ta là người dân, chúng ta có tương lai” và “Cách mạng phải thắng thế”.
Các nhà hoạt động cũng tổ chức một cuộc biểu tình ở thủ đô Manila của Philippines.
Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia (NDSC) do quân đội hậu thuẫn đã nhóm họp vào ngày 31/1 để thảo luận về tình hình ở Myanmar, bao gồm các hành động của Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), một chính quyền ngầm do các đối thủ thành lập, và cái gọi là lực lượng phòng vệ nhân dân chống lại quân đội, truyền thông nhà nước đưa tin.
Trang tin Myawaddy thuộc sở hữu của quân đội cho biết hôm 31/1: “Hoàn cảnh bất thường của đất nước, theo đó họ đang cố gắng giành lấy quyền lực nhà nước theo cách nổi dậy và giống như khủng bố”.
Trang Myawaddy loan tin rằng NDSC đã lên kế hoạch đưa ra “tuyên bố cần thiết” vào ngày 1/2 mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Chính quyền do Min Aung Hlaing lãnh đạo nói rằng cuộc đàn áp của họ là một chiến dịch hợp pháp chống lại “những kẻ khủng bố”.
Hoa Kỳ và các đồng minh bao gồm Vương quốc Anh, Úc và Canada đã áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Myanmar hôm 31/1, với các biện pháp hạn chế đối với các quan chức năng lượng và các thành viên chính quyền, trong số những người khác.
Chính quyền quân quản cam kết tổ chức một cuộc bầu cử vào tháng 8 năm nay. Truyền thông nhà nước gần đây công bố các yêu cầu khó khăn đối với các đảng phái tham gia tranh cử, một động thái mà các nhà phê bình cho rằng có thể gạt các đối thủ của quân đội sang một bên và củng cố sự kìm kẹp của quân đội đối với chính trị.
Diễn đàn