Lễ Kỷ niệm Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam diễn ra hôm thứ Sáu 9 tháng 5 tại tòa nhà Russell của Thượng Viện Hoa Kỳ, đánh dấu ngày bản Tuyên ngôn của Phong trào tranh đấu bất bạo động cho nhân quyền tại Việt Nam được công bố cách đây hai thập niên. Tác giả của Tuyên ngôn là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Cao trào Nhân Bản, một nhà tranh đấu cho dân chủ hiện cư ngụ tại Việt Nam. Buổi lễ năm nay cũng đánh dấu 20 năm từ khi ban hành nghị quyết SJ 168 của Quốc hội Hoa Kỳ và công luật số 103258 của cựu Tổng Thống Bill Clinton, chỉ định ngày 11 tháng 5 hàng năm là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam, được tổ chức tại Quốc hội Hoa Kỳ. Hoài Hương có mặt tại buổi lễ và tường trình:
Thay mặt cho ban tổ chức, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland và Virginia, ông Đoàn Hữu Định chào mừng quan khách đến dự Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 20.
Như mọi năm, buổi lễ có sự hiện diện của một số dân biểu, thượng nghị sĩ thuộc cả lưỡng đảng Quốc hội Hoa Kỳ, một số giới chức của Bộ Ngoại giao, đại diện các tổ chức nhân quyền quốc tế và các hội đoàn, đoàn thể người Việt đến từ nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ, một số người Việt đến từ Pháp và Canada, cùng với một số hội đoàn bạn, chẳng hạn như cộng đồng người Tây Tạng. Đặc biệt năm nay, có sự hiện diện của một phái đoàn đến từ Canada do ông Ngô Thanh Hải, Thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên tại nước này, dẫn đầu.
Diễn giả lên phát biểu đầu tiên sau phần nghi lễ là cựu Dân biểu Leslie Byrne, tác giả của nghị quyết HR 333 chỉ định ngày 11 tháng 5 hàng năm là Ngày Nhân quyền cho Việt Nam. Bà Leslie Byrne nói mặc dù cuộc tranh đấu cho nhân quyền là một cuộc tranh đấu trường kỳ và đầy gian nan, nhưng nhân quyền rốt cuộc sẽ thắng thế:
“Nhân quyền sẽ thắng thế bởi theo lẽ tự nhiên, con người phải được tự do để thờ phượng, du hành, có tự do tư tưởng và quyền được tự quyết. Đó là các quyền làm người căn bản. Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh ngày nào còn cần thiết, và tôi sẽ sát cánh cùng quý vị, chừng nào mà tôi còn có mặt ở nơi này.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA Việt ngữ ngay sau đó, cựu Dân biểu Leslie Byrne giải thích rõ hơn lập trường của bà:
“Tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền tự do được đi lại tới bất cứ nơi nào mình muốn, quyền tự do tư tưởng, quyền được gia nhập công đoàn, tham gia một đảng chính trị, tất cả những thứ quyền đó là các quyền của cá nhân, và không một chính quyền nào nên dựng lên một rào cản để ngăn chận các cá nhân đó được tự do biểu đạt ý tưởng.”
Một diễn giả khác cũng gây sự chú ý nơi cử tọa là Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động, ông Scott Busby, đại diện cho ngành hành pháp tại Ngày Nhân quyền cho Việt Nam 2014.
Trong bài phát biểu của mình, ông Busby nói kỷ niệm năm thứ 20 Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam diễn ra vào một thời điểm cực kỳ quan trọng trong quan hệ Mỹ-Việt. Ông nói:
“Quan hệ song phương đang phát triển, và như Tổng Thống Obama và Ngoại trưởng Kerry đều nêu rõ, nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ ấy. Thực vậy, vào ngày thứ Hai tới đây, chúng tôi sẽ đón tiếp một phái đoàn quan chức cấp cao từ Việt Nam tới Washington để dự cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên. Trong sự kiện kéo dài hai ngày này, chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh nhu cầu Việt Nam phải đạt tiến bộ về một số mặt. Các mặt ấy gồm: tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp và quyền tự do bày tỏ ý kiến cần được tôn trọng nhiều hơn.”
Trong phần phát biểu, ông Busby nêu tên của nhiều blogger, nhà báo, đang bị giam cầm ở Việt Nam, và nhắc đến Điếu Cày, Anh Ba Sàm và cô Minh Thúy, hai blogger mới nhất bị bắt giữ.
Trả lời VOA Việt ngữ sau đó, ông Busby nêu lên những điểm chính mà ông sẽ nêu ra với các quan chức Việt Nam trong cuộc đối thoại nhân quyền được tổ chức vào đầu tuần tới:
“Chúng tôi nhấn mạnh với chính quyền Việt Nam rằng họ phải tôn trọng nhân quyền nếu Việt Nam muốn trở thành một đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trong thương ước TPP hay các phương án khác. Thành thử chúng ta sẽ tiếp tục chú ý tới tình hình nhân quyền tại Việt Nam, và cố gắng thuyết phục Hà Nội rằng họ phải đạt tiến bộ về nhân quyền và tự do tôn giáo. Đó là những quyền tự do mà chúng ta - ở Hoa Kỳ - được hưởng, trong khi tại Việt Nam vẫn còn nhu cầu phải đạt tiến bố về các quyền ấy.”
Mặt khác, ông Busby thừa nhận là Việt Nam đã có một số động thái tích cực trong mấy tháng gần đây:
“Tôi muốn ghi nhận tại đây một số điều mà Việt Nam đã làm trong mấy tháng gần đây. Trong năm qua kể từ khi quý vị tụ tập tại đây để mừng Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam năm ngoái, chúng ta đã chứng kiến một số vụ phóng thích những người tù nổi tiếng, trong số đó có Tiến sĩ Vũ [Cù Huy Hà Vũ] hiện nay đang có mặt ở Washington DC, và các ông Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tiến Trung… Tất cả những vị này đã được trả tự do trong mấy tháng qua. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký Công ước chống Tra Tấn, bây giờ đã tới lúc phải thông qua công ước đó, và quan trọng hơn nữa, phải thi hành nó.”
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ Nhân quyền và Lao động cho hay là từ khi nhậm chức, ông đã hai lần đi thăm Việt Nam. Ông cho biết là trong hai chuyến đi hồi năm ngoái, ông đã có dịp gặp một số tù chính trị, các thành viên của xã hội dân sự Việt Nam, những nhà tranh đấu cho dân chủ, và thân nhân của những người này Ông nói những người ông đã được gặp đã để lại ấn tượng tốt đẹp nơi ông vì lòng can đảm và sự kiên trì của họ trong những tình huống khó khăn. Ông Busby nói những người can đảm nhất là những người cổ vũ cho thay đổi.
Ông Busby lên án việc Việt Nam ngăn cản, không cho một số blogger và nhà báo độc lập xuất cảnh, ông nêu tên nhà báo Phạm Chí Dũng là một trong những người bị cấm không cho ra nước ngoài.
**
Ngày 11 tháng 5 được chọn làm Nhân Quyền cho Việt Nam để vinh danh Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà bất đồng chính kiến đã nhiều lần bị tống giam vì những hoạt động ôn hòa đấu tranh cho dân chủ. Được phóng thích khỏi nhà tù và bị theo dõi sát, ông vẫn lên tiếng đòi nhà nước tôn trọng nhân quyền, ủng hộ đa nguyên đa đảng, và bầu cử tự do.
Nói chuyện với VOA Việt ngữ ngay trước khi buổi lễ diễn ra tại Hoa Kỳ, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bày tỏ nuối tiếc rằng vì hoàn cảnh, ông không thể có mặt để tham gia sự kiện đặc biệt năm nay.
Buổi lễ diễn ra giữa lúc tranh chấp trở nên gay gắt hơn giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông, sau vụ đâm tàu mà cả hai bên đều quy lỗi cho nhau, làm tình hình Biển Đông đã căng thẳng, nay càng trở nên sôi sục.
Bắc Kinh di chuyển giàn khoan HD 981 vào vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc thềm lục địa của mình vì chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 220 km.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhận định:
“Chưa bao giờ lòng dân lại đoàn kết như ngày hôm nay, muốn thay đổi, muốn từ bỏ cái đường lối sai lầm Mác Lênin để cùng nhau lên tiếng thúc đẩy cả dân tộc đi vào cái đường lối mới tự do dân chủ.”
Nhưng trong tình thế căng thẳng Biển Đông đang lên cao vì mối đe dọa từ Trung Quốc, liệu có nên gạt sang một bên những mối bất đồng, để đoàn kết và dốc toàn lực vào nỗ lực bảo vệ biển đảo?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế:
“Tôi phải nói rất rành mạch, kiên quyết rằng dân chủ hóa là giải pháp duy nhất để giải quyết những khó khăn xã hội hiện nay trong nước, từ kinh tế, văn hóa giáo dục, cho đến chính trị, để quy lòng dân về một mối, và chỉ có dân chủ hóa, một chính quyền mới ra đời mới có tính hợp pháp và được lòng dân để đấu tranh hữu hiệu trên hồ sơ Biển Đông với các thế lực quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.”
Ngày Nhân quyền 2014 được sự bảo trợ của Thượng nghị sĩ Mark Warner, bang Virginia, và của một số dân biểu, Thượng nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. Ban tổ chức gồm có Cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland và Vir ginia, Mạng Lưới Nhân quyền, và Hệ thống truyền hình SBTN.
Thay mặt cho ban tổ chức, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland và Virginia, ông Đoàn Hữu Định chào mừng quan khách đến dự Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 20.
Như mọi năm, buổi lễ có sự hiện diện của một số dân biểu, thượng nghị sĩ thuộc cả lưỡng đảng Quốc hội Hoa Kỳ, một số giới chức của Bộ Ngoại giao, đại diện các tổ chức nhân quyền quốc tế và các hội đoàn, đoàn thể người Việt đến từ nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ, một số người Việt đến từ Pháp và Canada, cùng với một số hội đoàn bạn, chẳng hạn như cộng đồng người Tây Tạng. Đặc biệt năm nay, có sự hiện diện của một phái đoàn đến từ Canada do ông Ngô Thanh Hải, Thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên tại nước này, dẫn đầu.
Diễn giả lên phát biểu đầu tiên sau phần nghi lễ là cựu Dân biểu Leslie Byrne, tác giả của nghị quyết HR 333 chỉ định ngày 11 tháng 5 hàng năm là Ngày Nhân quyền cho Việt Nam. Bà Leslie Byrne nói mặc dù cuộc tranh đấu cho nhân quyền là một cuộc tranh đấu trường kỳ và đầy gian nan, nhưng nhân quyền rốt cuộc sẽ thắng thế:
“Nhân quyền sẽ thắng thế bởi theo lẽ tự nhiên, con người phải được tự do để thờ phượng, du hành, có tự do tư tưởng và quyền được tự quyết. Đó là các quyền làm người căn bản. Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh ngày nào còn cần thiết, và tôi sẽ sát cánh cùng quý vị, chừng nào mà tôi còn có mặt ở nơi này.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA Việt ngữ ngay sau đó, cựu Dân biểu Leslie Byrne giải thích rõ hơn lập trường của bà:
“Tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền tự do được đi lại tới bất cứ nơi nào mình muốn, quyền tự do tư tưởng, quyền được gia nhập công đoàn, tham gia một đảng chính trị, tất cả những thứ quyền đó là các quyền của cá nhân, và không một chính quyền nào nên dựng lên một rào cản để ngăn chận các cá nhân đó được tự do biểu đạt ý tưởng.”
Một diễn giả khác cũng gây sự chú ý nơi cử tọa là Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động, ông Scott Busby, đại diện cho ngành hành pháp tại Ngày Nhân quyền cho Việt Nam 2014.
Trong bài phát biểu của mình, ông Busby nói kỷ niệm năm thứ 20 Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam diễn ra vào một thời điểm cực kỳ quan trọng trong quan hệ Mỹ-Việt. Ông nói:
“Quan hệ song phương đang phát triển, và như Tổng Thống Obama và Ngoại trưởng Kerry đều nêu rõ, nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ ấy. Thực vậy, vào ngày thứ Hai tới đây, chúng tôi sẽ đón tiếp một phái đoàn quan chức cấp cao từ Việt Nam tới Washington để dự cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên. Trong sự kiện kéo dài hai ngày này, chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh nhu cầu Việt Nam phải đạt tiến bộ về một số mặt. Các mặt ấy gồm: tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp và quyền tự do bày tỏ ý kiến cần được tôn trọng nhiều hơn.”
Trong phần phát biểu, ông Busby nêu tên của nhiều blogger, nhà báo, đang bị giam cầm ở Việt Nam, và nhắc đến Điếu Cày, Anh Ba Sàm và cô Minh Thúy, hai blogger mới nhất bị bắt giữ.
Trả lời VOA Việt ngữ sau đó, ông Busby nêu lên những điểm chính mà ông sẽ nêu ra với các quan chức Việt Nam trong cuộc đối thoại nhân quyền được tổ chức vào đầu tuần tới:
“Chúng tôi nhấn mạnh với chính quyền Việt Nam rằng họ phải tôn trọng nhân quyền nếu Việt Nam muốn trở thành một đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trong thương ước TPP hay các phương án khác. Thành thử chúng ta sẽ tiếp tục chú ý tới tình hình nhân quyền tại Việt Nam, và cố gắng thuyết phục Hà Nội rằng họ phải đạt tiến bộ về nhân quyền và tự do tôn giáo. Đó là những quyền tự do mà chúng ta - ở Hoa Kỳ - được hưởng, trong khi tại Việt Nam vẫn còn nhu cầu phải đạt tiến bố về các quyền ấy.”
Mặt khác, ông Busby thừa nhận là Việt Nam đã có một số động thái tích cực trong mấy tháng gần đây:
“Tôi muốn ghi nhận tại đây một số điều mà Việt Nam đã làm trong mấy tháng gần đây. Trong năm qua kể từ khi quý vị tụ tập tại đây để mừng Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam năm ngoái, chúng ta đã chứng kiến một số vụ phóng thích những người tù nổi tiếng, trong số đó có Tiến sĩ Vũ [Cù Huy Hà Vũ] hiện nay đang có mặt ở Washington DC, và các ông Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tiến Trung… Tất cả những vị này đã được trả tự do trong mấy tháng qua. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký Công ước chống Tra Tấn, bây giờ đã tới lúc phải thông qua công ước đó, và quan trọng hơn nữa, phải thi hành nó.”
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ Nhân quyền và Lao động cho hay là từ khi nhậm chức, ông đã hai lần đi thăm Việt Nam. Ông cho biết là trong hai chuyến đi hồi năm ngoái, ông đã có dịp gặp một số tù chính trị, các thành viên của xã hội dân sự Việt Nam, những nhà tranh đấu cho dân chủ, và thân nhân của những người này Ông nói những người ông đã được gặp đã để lại ấn tượng tốt đẹp nơi ông vì lòng can đảm và sự kiên trì của họ trong những tình huống khó khăn. Ông Busby nói những người can đảm nhất là những người cổ vũ cho thay đổi.
Ông Busby lên án việc Việt Nam ngăn cản, không cho một số blogger và nhà báo độc lập xuất cảnh, ông nêu tên nhà báo Phạm Chí Dũng là một trong những người bị cấm không cho ra nước ngoài.
**
Ngày 11 tháng 5 được chọn làm Nhân Quyền cho Việt Nam để vinh danh Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà bất đồng chính kiến đã nhiều lần bị tống giam vì những hoạt động ôn hòa đấu tranh cho dân chủ. Được phóng thích khỏi nhà tù và bị theo dõi sát, ông vẫn lên tiếng đòi nhà nước tôn trọng nhân quyền, ủng hộ đa nguyên đa đảng, và bầu cử tự do.
[D]ân chủ hóa là giải pháp duy nhất để giải quyết những khó khăn xã hội hiện nay ... và chỉ có dân chủ hóa, một chính quyền mới ra đời mới có tính hợp pháp và được lòng dân để đấu tranh hữu hiệu trên hồ sơ Biển Đông với các thế lực quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Nói chuyện với VOA Việt ngữ ngay trước khi buổi lễ diễn ra tại Hoa Kỳ, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bày tỏ nuối tiếc rằng vì hoàn cảnh, ông không thể có mặt để tham gia sự kiện đặc biệt năm nay.
Bắc Kinh di chuyển giàn khoan HD 981 vào vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc thềm lục địa của mình vì chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 220 km.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhận định:
“Chưa bao giờ lòng dân lại đoàn kết như ngày hôm nay, muốn thay đổi, muốn từ bỏ cái đường lối sai lầm Mác Lênin để cùng nhau lên tiếng thúc đẩy cả dân tộc đi vào cái đường lối mới tự do dân chủ.”
Nhưng trong tình thế căng thẳng Biển Đông đang lên cao vì mối đe dọa từ Trung Quốc, liệu có nên gạt sang một bên những mối bất đồng, để đoàn kết và dốc toàn lực vào nỗ lực bảo vệ biển đảo?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế:
“Tôi phải nói rất rành mạch, kiên quyết rằng dân chủ hóa là giải pháp duy nhất để giải quyết những khó khăn xã hội hiện nay trong nước, từ kinh tế, văn hóa giáo dục, cho đến chính trị, để quy lòng dân về một mối, và chỉ có dân chủ hóa, một chính quyền mới ra đời mới có tính hợp pháp và được lòng dân để đấu tranh hữu hiệu trên hồ sơ Biển Đông với các thế lực quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.”
Ngày Nhân quyền 2014 được sự bảo trợ của Thượng nghị sĩ Mark Warner, bang Virginia, và của một số dân biểu, Thượng nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. Ban tổ chức gồm có Cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland và Vir ginia, Mạng Lưới Nhân quyền, và Hệ thống truyền hình SBTN.