Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên là cơ quan xử lý các quan hệ với Bắc Triều Tiên. Cơ quan này cũng có trách vụ chuẩn bị nhân dân Nam Triều Tiên cho cái ngày mà việc tái thống nhất với miền Bắc cuối cùng sẽ đến.
Ông Lee Seung Shin thuộc cục đối ngoại của Bộ này, nói rằng chính phủ đang cố gắng tìm ra những phương sách mới để chuyển thông điệp này tới dân chúng.
Ông Lee nói rằng các kỹ thuật phương tiện truyền thông mới đang giúp bộ Thống nhất quảng bá tốt hơn các chính sách của bộ. Ông nói dân chúng nay không đọc các tài liệu truyền đơn nữa. Họ quen thuộc hơn với việc thu thập thông tin từ Internet, SMS, TV và điện thoại thông minh.
Bắt đầu từ tháng 10 năm nay, Bộ Tái Thống Nhất khai trương một trang web video theo yêu cầu trên mạng có tên là Kênh Thống nhất.
Trang web này được cập nhật hàng tuần và có những bài tường trình thời sự, phỏng vấn và họp báo của bộ, tất cả đều nói về Bắc Triều Tiên.
Nhưng Kênh Thống nhất cũng nhắm mục đích chọc cười khán giả.
Người xem có thể coi một bộ phim hài 20 tập về một gia đình Nam Triều Tiên nhận nuôi một người Bắc Triều Tiên tỵ nạn. Chương trình mô tả các nhân vật đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau có liên quan đến tái thống nhất.
Bộ Thống nhất nói kênh truyền hình trên mạng này, cũng như các tài khoản Facebook và Twitter, đều là những cố gắng để giới trẻ Nam Triều Tiên chú ý đến Bắc Triều Tiên.
Một một số quan sát viên cho rằng tiếp xúc với giới trẻ niên Triều Tiên trong độ tuổi trên dưới 20 không phải là dễ dàng.
Chuyên gia phân tích Andrei Lankov thuộc trường Đại học Kookmin ở Seoul nói rằng sau gần 70 năm chia cắt, đa số những người trẻ không việc tái thống nhất có ý nghĩa gì quan trọng.
Chuyên gia này cho rằng gần như không có ai trong thế hệ trẻ Triều Tiên quan tâm một cách nghiêm túc đến việc thống nhất với Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên ngày càng bị coi là một đất nước xa xôi, một nơi tách biệt, một chế độ độc tài nghèo nàn mà dân chúng chỉ vô tình nói cùng một thứ tiếng với họ.
Ông Lankov cho rằng điều trớ trêu là thế hệ này có nhiều phần chắc hơn bao giờ hết sẽ chứng kiến một thời điểm mà chính phủ Bắc Triều Tiên không còn nữa.
Bất kể sự kiện đó, ông Lankov tỏ ý nghi ngờ rằng Kênh Thống nhất sẽ có khả năng thay đổi sự thờ ơ của giới trẻ Triều Tiên.
Theo ông Lankov, những nỗ lực quảng bá thống nhất như thế nhằm nhắc nhở người Nam Triều Tiên rằng về sự hiện hữu của Bắc Triều Tiên, là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên ông tỏ vẻ rất ngờ vực về kết quả. Ông nói ông thực sự cho rằng tất cả những kênh loại này sẽ không tạo được mấy khác biệt.
Ông Lee Seung Shin của Bộ Tái Thống nhất nói ông hiểu rằng nhiều người Nam Triều Tiên trẻ tuổi có những vấn đề cấp bách hơn để lo nghĩ, tỷ như học hành hay tìm công ăn việc làm.
Nhưng ông Lee nói điều mà gần như tất cả mọi người Nam Triều Tiên quan tâm nhất là tổn phí có thể phải dành ra cho việc tái thống nhất.
Ông Lee nói tổn phí sẽ rất to lớn. Khi nước Đức tái thống nhất, Tây Đức phải chịu thiệt thòi và gánh chịu các tổn phí. Ông nói dân chúng ở Nam Triều Tiên biết rằng tái thống nhất sẽ rất gay go cho họ, và đó là một lý do nữa khiến họ mất quan tâm vào việc tái thống nhất.
Viện Tái thống nhất của Triều Tiên ước tính tổn phí cho việc tái thống nhất bán đảo sẽ lên tới 200 tỷ đôla.
Để bù đắp cho gánh nặng kinh tế đó, chính phủ Nam Triều Tiên đã đề nghị lập một sắc thuế gọi là Thuế Thống nhất. Nếu được thực thi thì số tiền sẽ xuất phát từ lương bổng của hầu hết công nhân trẻ.
Cô Hwa Seung Hyun, một sinh viên trường Nữ Đại học Seoul nói rằng Kênh Thống nhất nên giải thích cách thức sử dụng khoản tiền đó.
Cô Hwa nói mọi người phải biết về Bắc Triều Tiên trước khi thống nhất với họ chính phủ cũng phải giải thích cho họ tại sao cần phải thống nhất trước khi muốn thu thuế của họ.
Nhưng cô Hwa nói cô không chắc là cô sẽ truy cập để xem kênh Thống Nhất.
Đó cũng là ý kiến của cô bạn cùng lớp Ta-eun, 21 tuổi. Cô này nói cô không thể hiểu được tại sao hai nước cần phải thống nhất, nhất là sau những vụ tấn công do Bắc Triều Tiên gây ra vào năm 2010, khiến 40 người Nam Triều Tiên thiệt mạng.
Cô sinh viên này nói cô có cảm tưởng họ không muốn hợp tác với miền nam hay với thế giới. Cô nghĩ rằng tất cả các thành viên của thế giới đang tìm cách giải quyết quan hệ xấu giữa Nam và Bắc Triều Tiên, nhưng chỉ có miền Bắc là không chịu hợp tác.
Mặc dầu còn quá sớm để phỏng đoán có bao nhiêu người Nam Triều Tiên sẽ xem Kênh Thống nhất mới, có các dấu hiệu cho thấy là miền Bắc đang chú ý.
Mới đây, các cơ qaun truyền thông chính thức của miền Bắc đã gọi kênh này là chiến tranh tâm lý và công bố đó là một hành động gây hấn nhắm ngăn chặn việc tái thống nhất.
Truyền hình Nam Triều Tiên quảng bá việc tái thống nhất với giới trẻ
- Jason Strother
Trong tuần này, các nhà thương thuyết của Washington, Nam Triều Tiên, Trung Quốc và Nga đang tìm cách đưa các cuộc đàm phán về hạt nhân của Bắc Triều Tiên trở lại đúng hướng. Các cuộc đàm phán nhắm mục đích bãi bỏ chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, là điều mà Nam Triều Tiên lâu nay vẫn nhấn mạnh là phải có trước khi cứu xét việc tái thống nhất. Nhưng đối với nhiều người trẻ tuổi ở Nam Triều Tiên, sinh ra mấy chục năm sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên, thì vấn đề tái thống nhất là điều mà họ hoàn toàn không nghĩ tới. Tuy nhiên, một kênh truyền hình mới trên mạng được chính phủ bảo trợ hy vọng thay đổi quan điểm đó.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1