Bà Ji Soo-hyun, 54 tuổi, ở Seoul, cách đây 3 tháng đã làm một nghề mới: bắt quả tang những ai phạm luật. Bà nói chuyên môn của bà là nhắm vào các trường dạy kèm:
“Tôi giả dạng là bà mẹ muốn có người dạy kèm cho các con tôi. Tôi hỏi nhà trường về các loại phí, các trường thường hay phạm luật, từ chuyện cho tan học trễ, cho thu những loại phí không thấy ghi chính thức. Đó là những loại mà tôi hay thu.”
Khi đi thu, bà Ji thường dấu một camera tí hon, khó ai biết.
Ông Moon Seong-ok là hiệu trưởng trường dạy do thám người khác. Ông cho biết trường cũng giúp học viên tìm người mua cho những video lén lút:
“Học viên đều muốn kiếm tiền. Trường chúng tôi giúp họ liên lạc với cảnh sát, chính quyền địa phương, cơ sở chăm sóc sức khỏe, các trường học, v.v. Những nơi này chịu trả tiền cho các video đó.”
Ông Moon nói các nhà điều tra nghiệp dư này kiếm mỗi năm từ 20 đến 30.000 đôla.
Nhiều người Nam Triều Tiên phàn nàn chính quyền không nên trả lương cho người hàng xóm này theo dõi người hàng xóm khác.
Ông Chun Sang-chin, chuyên viên xã hội tại trường đại học Sogang ở Seoul, cho biết:
“Bây giờ chính quyền chuyển trách nhiệm phát hiện hành vi trái phép sang cho người dân, việc đó là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, nhiều người không cho đó là chuyện quan trọng. Người phàn nàn là những người dường như có gì muốn giấu diếm.”
Bà Ji Soo-hyun nói lúc đầu bà cũng áy náy khi đi thu hình những người làm ăn bê bối, nhưng càng làm bà thấy có nhiều hành vi trái phép chung quanh nơi chúng ta sống.
“Bộ phim” kế tiếp của bà là những người trốn thuế.
Những ai muốn phạm luật ở Nam Triều Tiên phải cẩn thận. Nhiều người dân có học cách thu video các hành vi trái phép đang đi khắp nơi để kiếm tiền bằng cách bán các video này cho giới hữu trách.