Dọn dẹp bãi rác nợ xấu
Khi bữa tiệc kinh tế của thập kỷ trước tàn, một trong những thứ rác nguy hiểm nhất mà nó để lại là các khoản nợ xấu. Sức ép từ nhà nước đối với hệ thống ngân hàng là thấp, vì vậy xu hướng dấu nợ xấu còn phổ biến. Bằng cách đảo nợ, dãn nợ, ra hạn nợ, và bơm thêm tiền để cứu con nợ, các ngân hàng thương mại đang làm mọi chuyện tồi tệ thêm.
Theo công bố của thống đốc Nguyễn Văn Bình trước Quốc hội đầu tháng 11 năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tính đến tháng 09 là 8,82% tổng dư nợ của toàn hệ thống, gần gấp đôi con số các ngân hàng đưa ra. Hiện tại, tổng dư nợ tín dụng cả nước đạt khoảng 2,7 triệu tỷ đồng, trong đó có hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản. Nói cách khác, có khoảng 11.34 tỷ USD nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
Điều đáng nói hơn là, thứ nhất, con số này đang tăng rất nhanh. Trong năm ngoái, nợ xấu tăng 64% và đến 10 tháng đầu năm nay thì nợ xấu tăng khoảng 66%. Thứ hai, khi tính con số nợ xấu công bố ở trên không bao gồm nhiều khoản nợ đã bị khoanh lại không cho xếp hạng nợ. Nó cũng không không bao gồm các khoản nợ của VDB hay ngân hàng bảo hiểm xã hội và các Tổng công ty, tập đoàn nợ vốn ODA hay vốn vay trực tiếp nước ngoài. Thứ ba, cách xếp loại nợ xấu ở Việt Nam cũng khá nương tay, chỉ có các phần nợ đến hạn không trả được mới bị coi là nợ xấu. Thí dụ, vay 10 đồng, đến hạn 2 đồng và không trả được, thì chỉ có 2 đồng bị coi là nợ xấu. Vì thế, một số tổ chức độc lập khác khi nói về nợ xấu ở Việt Nam thường đưa ra con số cao hơn. Thí dụ Fitch Ratings từng đưa ra con số 13% trong khi gần đây nhất Moody’s cho rằng nợ xấu tầm khoảng 20% tổng dư nợ.
Đã có nhiều biện pháp giải quyết nợ xấu được bàn đến, tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ động thái chính sách nào được thực hiện trừ việc NHNN yêu cầu các NHTM không được chia cổ tức nếu không trích lập đủ dự phòng rủi ro nợ xấu. Vì thế đây vẫn sẽ là tâm điểm chính sách và là bài toán hóc búa của NHNN trong năm 2013.
Môi trường kinh doanh rủi ro hơn
Tất cả các hãng đánh giá tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp đều đánh tụt hạng Việt Nam liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây. Tín nhiệm quốc gia của Việt Nam được xếp vào nhóm thấp nhất thế giới. Và điều này có cơ sở. Các thách thức lớn của nền kinh tế vẫn chưa có phác đồ điều trị khiến cho người làm kinh doanh đứng trước thực trạng là rất khó dự đoán tương lai vĩ mô. Và điều này đến lượt nó làm tăng rủi ro kinh doanh.
Phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều thua lỗ nặng. Trong khi báo chí đăng tin một loạt thị trường chứng khoán Đông Nam Á lên cao kỷ lục, các thị trường như Philippines, Malaysia, Indonesia đang lên cao nhất trong mọi thời đại, thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở điểm thấp nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó, các thị trường mới nổi khác như Myanma đang nổi lên là một điểm sáng thu hút vốn vì quá trình cải cách mới khởi động.
Ngay cả các doanh nghiệp FDI rất thành công ở Việt Nam trước đây như Honda hay Toyota hiện nay cũng lâm vào tình trạng khó khăn. Vì thế dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2012 đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng vốn FDI cấp mới và vốn tăng thêm vào Việt Nam đạt 8,479 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2012, giảm khoảng 34% so với cùng kỳ năm 2011. Xu thế giảm này sẽ còn kéo dài sang năm 2013.
Việc quản lý và giám sát của nhà nước trong nhiều năm trở lại đây bị lơi lỏng khiến cho sai phạm xảy ra mọi chỗ mọi nơi, điều đó đặt giới kinh doanh vào nhiều người có thể trở thành tội phạm và bị có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Điều này đang tạo ra một làn sóng trú ẩn bằng cách chuyển tài sản và di cư ra nước ngoài trong cộng đồng những người giàu có, đặc biệt sau các vụ việc ở ngân hàng ACB và SacomBank.
Các xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2013, dù muốn hay không. Nó chỉ có thể đảo ngược về dài hạn khi các thách thức cơ bản nêu trên của nền kinh tế được giải quyết.
Dư địa chính sách không còn nhiều
Mặc dù lạm phát ở Việt Nam trong năm 2012 được kiềm chế ở dưới mức 2 con số nhưng đó là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng hầu như không đáng kể. Nếu nhà nước thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, khả năng rất cao là lạm phát sẽ bùng lên ngay mức 2 con số. Vì thế rõ ràng là cho chính sách tiền tệ không còn quá nhiều không gian để hoạt động.
Chính sách tài khóa cũng vậy, chỉ mới 9 tháng đầu năm 2012 mà Việt Nam đã bị thâm hụt khoảng 87% mục tiêu cả năm. Nếu tính cuốn chiếu thì Việt Nam đang thâm hụt khoảng 6.9% của GDP. Nợ công, không tính nợ của các tập đòan và các tổng công ty, đã lên tới 55.2% GDP. Nếu tính cả nợ của các tập đoàn và tổng công ty, con số này lên tới xấp xỉ 100% GDP, là mức cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy không gian cho chính sách tài khoá không còn nhiều, đặc biệt là trong điều kiện nguồn thu ngân sách giảm mạnh. Chính phủ không thể tăng chi tiêu và đầu tư công để cứu nền kinh tế.
Khi tiệc tàn là lúc phải bắt tay vào dọn dẹp
Bữa tiệc kinh tế trong thập kỷ trước đã tàn, và giờ đây Việt Nam đang phải dọn dẹp các loại rác rưởi mà nó để lại. Việc dọn dẹp này là việc không thể tránh khỏi. Cũng giống như tất cả các loại rác khác, càng để lâu chúng càng bốc mùi và không tự biến mất.
Vì thế, trong năm 2013, và nhiều khả năng cả năm 2014 nữa, dù muốn hay không thì Việt Nam vẫn phải gác lại tham vọng tăng trưởng nhanh để tập trung vào xử lý các vấn đề nền tảng. Nói cho cùng, người Việt Nam có đủ kiên nhẫn để đi qua vài năm khó khăn nữa, miễn là sau khi ra khỏi đường hầm tối, Việt Nam có một nền tảng tốt hơn để tăng trưởng lâu dài.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Khi bữa tiệc kinh tế của thập kỷ trước tàn, một trong những thứ rác nguy hiểm nhất mà nó để lại là các khoản nợ xấu. Sức ép từ nhà nước đối với hệ thống ngân hàng là thấp, vì vậy xu hướng dấu nợ xấu còn phổ biến. Bằng cách đảo nợ, dãn nợ, ra hạn nợ, và bơm thêm tiền để cứu con nợ, các ngân hàng thương mại đang làm mọi chuyện tồi tệ thêm.
Theo công bố của thống đốc Nguyễn Văn Bình trước Quốc hội đầu tháng 11 năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tính đến tháng 09 là 8,82% tổng dư nợ của toàn hệ thống, gần gấp đôi con số các ngân hàng đưa ra. Hiện tại, tổng dư nợ tín dụng cả nước đạt khoảng 2,7 triệu tỷ đồng, trong đó có hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản. Nói cách khác, có khoảng 11.34 tỷ USD nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
Điều đáng nói hơn là, thứ nhất, con số này đang tăng rất nhanh. Trong năm ngoái, nợ xấu tăng 64% và đến 10 tháng đầu năm nay thì nợ xấu tăng khoảng 66%. Thứ hai, khi tính con số nợ xấu công bố ở trên không bao gồm nhiều khoản nợ đã bị khoanh lại không cho xếp hạng nợ. Nó cũng không không bao gồm các khoản nợ của VDB hay ngân hàng bảo hiểm xã hội và các Tổng công ty, tập đoàn nợ vốn ODA hay vốn vay trực tiếp nước ngoài. Thứ ba, cách xếp loại nợ xấu ở Việt Nam cũng khá nương tay, chỉ có các phần nợ đến hạn không trả được mới bị coi là nợ xấu. Thí dụ, vay 10 đồng, đến hạn 2 đồng và không trả được, thì chỉ có 2 đồng bị coi là nợ xấu. Vì thế, một số tổ chức độc lập khác khi nói về nợ xấu ở Việt Nam thường đưa ra con số cao hơn. Thí dụ Fitch Ratings từng đưa ra con số 13% trong khi gần đây nhất Moody’s cho rằng nợ xấu tầm khoảng 20% tổng dư nợ.
Đã có nhiều biện pháp giải quyết nợ xấu được bàn đến, tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ động thái chính sách nào được thực hiện trừ việc NHNN yêu cầu các NHTM không được chia cổ tức nếu không trích lập đủ dự phòng rủi ro nợ xấu. Vì thế đây vẫn sẽ là tâm điểm chính sách và là bài toán hóc búa của NHNN trong năm 2013.
Môi trường kinh doanh rủi ro hơn
Tất cả các hãng đánh giá tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp đều đánh tụt hạng Việt Nam liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây. Tín nhiệm quốc gia của Việt Nam được xếp vào nhóm thấp nhất thế giới. Và điều này có cơ sở. Các thách thức lớn của nền kinh tế vẫn chưa có phác đồ điều trị khiến cho người làm kinh doanh đứng trước thực trạng là rất khó dự đoán tương lai vĩ mô. Và điều này đến lượt nó làm tăng rủi ro kinh doanh.
Phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều thua lỗ nặng. Trong khi báo chí đăng tin một loạt thị trường chứng khoán Đông Nam Á lên cao kỷ lục, các thị trường như Philippines, Malaysia, Indonesia đang lên cao nhất trong mọi thời đại, thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở điểm thấp nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó, các thị trường mới nổi khác như Myanma đang nổi lên là một điểm sáng thu hút vốn vì quá trình cải cách mới khởi động.
Ngay cả các doanh nghiệp FDI rất thành công ở Việt Nam trước đây như Honda hay Toyota hiện nay cũng lâm vào tình trạng khó khăn. Vì thế dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2012 đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng vốn FDI cấp mới và vốn tăng thêm vào Việt Nam đạt 8,479 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2012, giảm khoảng 34% so với cùng kỳ năm 2011. Xu thế giảm này sẽ còn kéo dài sang năm 2013.
Việc quản lý và giám sát của nhà nước trong nhiều năm trở lại đây bị lơi lỏng khiến cho sai phạm xảy ra mọi chỗ mọi nơi, điều đó đặt giới kinh doanh vào nhiều người có thể trở thành tội phạm và bị có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Điều này đang tạo ra một làn sóng trú ẩn bằng cách chuyển tài sản và di cư ra nước ngoài trong cộng đồng những người giàu có, đặc biệt sau các vụ việc ở ngân hàng ACB và SacomBank.
Các xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2013, dù muốn hay không. Nó chỉ có thể đảo ngược về dài hạn khi các thách thức cơ bản nêu trên của nền kinh tế được giải quyết.
Dư địa chính sách không còn nhiều
Mặc dù lạm phát ở Việt Nam trong năm 2012 được kiềm chế ở dưới mức 2 con số nhưng đó là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng hầu như không đáng kể. Nếu nhà nước thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, khả năng rất cao là lạm phát sẽ bùng lên ngay mức 2 con số. Vì thế rõ ràng là cho chính sách tiền tệ không còn quá nhiều không gian để hoạt động.
Chính sách tài khóa cũng vậy, chỉ mới 9 tháng đầu năm 2012 mà Việt Nam đã bị thâm hụt khoảng 87% mục tiêu cả năm. Nếu tính cuốn chiếu thì Việt Nam đang thâm hụt khoảng 6.9% của GDP. Nợ công, không tính nợ của các tập đòan và các tổng công ty, đã lên tới 55.2% GDP. Nếu tính cả nợ của các tập đoàn và tổng công ty, con số này lên tới xấp xỉ 100% GDP, là mức cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy không gian cho chính sách tài khoá không còn nhiều, đặc biệt là trong điều kiện nguồn thu ngân sách giảm mạnh. Chính phủ không thể tăng chi tiêu và đầu tư công để cứu nền kinh tế.
Khi tiệc tàn là lúc phải bắt tay vào dọn dẹp
Bữa tiệc kinh tế trong thập kỷ trước đã tàn, và giờ đây Việt Nam đang phải dọn dẹp các loại rác rưởi mà nó để lại. Việc dọn dẹp này là việc không thể tránh khỏi. Cũng giống như tất cả các loại rác khác, càng để lâu chúng càng bốc mùi và không tự biến mất.
Vì thế, trong năm 2013, và nhiều khả năng cả năm 2014 nữa, dù muốn hay không thì Việt Nam vẫn phải gác lại tham vọng tăng trưởng nhanh để tập trung vào xử lý các vấn đề nền tảng. Nói cho cùng, người Việt Nam có đủ kiên nhẫn để đi qua vài năm khó khăn nữa, miễn là sau khi ra khỏi đường hầm tối, Việt Nam có một nền tảng tốt hơn để tăng trưởng lâu dài.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.