Một nghiên cứu mới cho thấy nền kinh tế của Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng trưởng cao hơn so với tính toán trước đây, khiến một số nhà phân tích dự đoán rằng Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuối năm nay. Điều này xảy ra sớm hơn so với dự đoán của nhiều chuyên gia. Nghiên cứu này cũng cho thấy Ấn Độ vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Theo tường trình của thông tín viên VOA Jim Randle thì những kết quả này xuất phát từ một phương thức đo lường kinh tế khác số liệu GDP vốn được sử dụng rộng rãi. Kiểu tính "PPP" được cho là lý giải tốt hơn những khác biệt về chi phí sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau.
Chương trình So sánh Quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc xem xét lại nhiều khía cạnh của những nền kinh tế lớn, trong đó có quy mô tương đối bằng cách sử dụng một phương pháp gọi là "sức mua tương đương," hay PPP.
Giáo sư Kamel Mellahi thuộc trường Đại học Warwick ở Anh cho biết PPP cho thấy chi phí tương đối của hàng hóa ở các quốc gia khác nhau, và tốn bao nhiêu để mua những thứ người bình thường cần có. Ông giải thích
"PPP cho thấy một đồng đô la có thể mua được bao nhiêu hàng hóa và dịch vụ ở các nước khác nhau ... Đem một rổ hàng hóa mà chúng ta mua gồm sữa, bơ, đường, tiền đi xem phim, giá cắt tóc, ở các nước khác nhau và xem xét chi phí đó ở các nước khác nhau."
Các học giả sau đó tính toán tỉ giá hối đoái giả định bằng bao nhiêu và sử dụng nó để so sánh các nền kinh tế với nhau.
Tổng sản phẩm quốc nội, hay GDP, đo lường tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia. GDP sử dụng tỉ giá hối đoái dựa trên thị trường – tỉ giá mà du khách hoặc các nhà xuất khẩu nhận được tại ngân hàng - để so sánh nền kinh tế này với nền kinh tế khác.
Nhưng những tỉ giá đó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Trưởng ban phân tích tài chính Greg McBride của website Bankrate.com cho biết PPP loại bỏ một số yếu tố gây chênh lệch, nhưng PPP chỉ là ước tính hơn là một phép đo chính xác:
"Có một sai số rất lớn mà tôi cho rằng thực sự có thể khiến người ta nghi ngờ về tính hữu hiệu của nó."
Số liệu của Ngân hàng Thế giới từ năm 2012 cho thấy GDP của Trung Quốc chỉ hơn 8.000 tỉ USD, trong khi GDP của Mỹ là hơn 16.000 tỉ.
Nhưng Giáo sư Mellahi nói cách tính bằng GDP có vấn đề. Ông nhận xét:
"Với cách tính truyền thống bằng GDP, người ta luôn nói nó đánh giá thấp quy mô của nền kinh tế ở những nước đang phát triển, và một số nền kinh tế mới nổi... Bởi vì chi phí sinh hoạt rẻ hơn và thấp hơn ở những nơi đó."
Giáo sư kinh tế Robert Rainish của Đại học New Haven nói PPP không phải là chính xác hơn hay kém chính xác so với GDP, mà là một cách khác để xem xét hoạt động kinh tế. Ông nói:
"Nó đưa ra một hình ảnh khác."
Dù đo lường bằng cách nào, Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh hơn so với các nền kinh tế phát triển như Mỹ trong một khoảng thời gian.
Thực tế là các báo cáo mới đây cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng yếu ớt chỉ 0,1% trong 3 tháng đầu năm nay.
Chương trình So sánh Quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc xem xét lại nhiều khía cạnh của những nền kinh tế lớn, trong đó có quy mô tương đối bằng cách sử dụng một phương pháp gọi là "sức mua tương đương," hay PPP.
Giáo sư Kamel Mellahi thuộc trường Đại học Warwick ở Anh cho biết PPP cho thấy chi phí tương đối của hàng hóa ở các quốc gia khác nhau, và tốn bao nhiêu để mua những thứ người bình thường cần có. Ông giải thích
"PPP cho thấy một đồng đô la có thể mua được bao nhiêu hàng hóa và dịch vụ ở các nước khác nhau ... Đem một rổ hàng hóa mà chúng ta mua gồm sữa, bơ, đường, tiền đi xem phim, giá cắt tóc, ở các nước khác nhau và xem xét chi phí đó ở các nước khác nhau."
Các học giả sau đó tính toán tỉ giá hối đoái giả định bằng bao nhiêu và sử dụng nó để so sánh các nền kinh tế với nhau.
Tổng sản phẩm quốc nội, hay GDP, đo lường tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia. GDP sử dụng tỉ giá hối đoái dựa trên thị trường – tỉ giá mà du khách hoặc các nhà xuất khẩu nhận được tại ngân hàng - để so sánh nền kinh tế này với nền kinh tế khác.
Nhưng những tỉ giá đó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Trưởng ban phân tích tài chính Greg McBride của website Bankrate.com cho biết PPP loại bỏ một số yếu tố gây chênh lệch, nhưng PPP chỉ là ước tính hơn là một phép đo chính xác:
"Có một sai số rất lớn mà tôi cho rằng thực sự có thể khiến người ta nghi ngờ về tính hữu hiệu của nó."
Số liệu của Ngân hàng Thế giới từ năm 2012 cho thấy GDP của Trung Quốc chỉ hơn 8.000 tỉ USD, trong khi GDP của Mỹ là hơn 16.000 tỉ.
Nhưng Giáo sư Mellahi nói cách tính bằng GDP có vấn đề. Ông nhận xét:
"Với cách tính truyền thống bằng GDP, người ta luôn nói nó đánh giá thấp quy mô của nền kinh tế ở những nước đang phát triển, và một số nền kinh tế mới nổi... Bởi vì chi phí sinh hoạt rẻ hơn và thấp hơn ở những nơi đó."
Giáo sư kinh tế Robert Rainish của Đại học New Haven nói PPP không phải là chính xác hơn hay kém chính xác so với GDP, mà là một cách khác để xem xét hoạt động kinh tế. Ông nói:
"Nó đưa ra một hình ảnh khác."
Dù đo lường bằng cách nào, Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh hơn so với các nền kinh tế phát triển như Mỹ trong một khoảng thời gian.
Thực tế là các báo cáo mới đây cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng yếu ớt chỉ 0,1% trong 3 tháng đầu năm nay.