Đường dẫn truy cập

Khủng hoảng người Syria tị nạn: Thách thức cho cộng đồng quốc tế


Người tị nạn Syria tại trại tị nạn Al Zaatri, nơi gần 120.000 người đang sinh sống tại nơi đã trở thành một thành phố nhỏ mọc lên từ một đồng bằng khô cằn cách biên giới Syria 12 kilomet.
Người tị nạn Syria tại trại tị nạn Al Zaatri, nơi gần 120.000 người đang sinh sống tại nơi đã trở thành một thành phố nhỏ mọc lên từ một đồng bằng khô cằn cách biên giới Syria 12 kilomet.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói cộng đồng quốc tế phải vận động để chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria nhằm chặn đứng bạo lực và giúp gần 2 triệu người tỵ nạn trở về. Ông Kerry hôm nay đã đi thăm một trại tỵ nạn ở Jordan gần biên giới Syria.

Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Scott Stearns cũng có mặt ở đó, Ngoại trưởng Kerry và ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh đã đến trại Zaatari, nơi gần 120 ngàn người đang sinh sống tại nơi đã trở thành một thành phố nhỏ mọc lên từ một đồng bằng khô cằn cách biên giới Syria 12 kilomet.

Người tỵ nạn và nhân viên cứu trợ nói tâm trạng ở đây đã thay đổi cùng với những thắng lợi quân sự mới đây của lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad khi dân chúng nhận ra rằng sau hơn 2 năm giao chiến, làm một nguơì tỵ nạn không phải là một tình trạng tạm bợ.

Các gia đình đang bắt đầu gia cố các khu nhà ở quanh những vòi nước được trang hoàng. Hơn một chục trẻ sơ sinh ra đời mỗi ngày tại một bệnh viện của Maroc trong trại. Xe taxi chạy đi chạy lại dọc theo một con đường chính lát xi-măng gọi là Champs Elysees, qua một số trong hơn 3 ngàn cửa hiệu và hơn 500 quầy bán thực phẩm trong trại.

Nhưng qua tất cả nỗ lực xây dựng một cảm giác bình thường ở đây, ông Kerry nói vẫn có một “nhiệt tình sôi sục, không thể quên được” mà thế giới phải đáp lại.

Ông Kerry nói “Nó nhấn mạnh đến sự cấp thiết của cộng đồng quốc tế, thứ nhất là giúp chăm sóc những người này và làm nhẹ bớt gánh nặng. Nhưng thứ hai là giúp đi đến sự kết thúc cuộc khủng hoảng này tại Syria. Các câu chuyện rõ ràng là khủng khiếp. Cuộc sống hết sức là cơ cực. Các gánh nặng đối với Jordani thất là to lớn.”

Ngoại trưởng Judeh nói Jordani cần được thêm sự giúp đỡ của cộng đồng quôc tế.

Ngoại trưởng Judeh nói chung cuộc đây là hậu quả nhân đạo lan tràn từ một cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự đang diễn ra trên lãnh thổ Syria chỉ cách trại có 10 dặm. Ông cho rằng kết quả cuối cùng là một giải pháp chính trị chấm dứt cuộc đổ máu và bảo đảm những người này được trở lại tiếp tục cuộc sống của họ.

Ở mức 1 triệu đôla mỗi ngày, cộng đồng quốc tế chi ra rất nhiều tiền ở đây, như người tỵ nạn cần nhiều hơn. Họ nói các nước hảo tâm cần phải cung cấp vũ khí tốt hơn cho phe đối lập Syria để giúp lật đổ Tổng thống Assad.

Trong một cuộc họp riêng với người tỵ nạn, một phụ nữ đã nói với ông Kerry, “Tôi nghĩ rằng trong tư cách một siêu cường, Hoa Kỳ có thể thay đổi cục diện ở Syria trong 30 phút sau khi ông trở về Washington.” Một người tỵ nạn than phiền rằng Iran, Hezbollah, và Nga đang dành sự hỗ trợ cho Tổng thống Assad nhiều hơn so với sự hỗ trợ mà cộng đồng quốc tế dành cho phe nổi dậy.

Ông Kerry nói Hoa Kỳ đang làm tất cả những gì có thể được để “giúp cho người Syria có thể tranh đấu cho đất nước Syria.” Nhưng ông không thể nói sự hỗ trợ đó phải là gì hay khi nào có thể thực hiện, và điều đó gây bất mãn cho người Syria tỵ nạn.

Ông Kerry nói: “Họ bất bình và tức giận trước việc thế giới không can thiệp và giúp đỡ. Và tôi đã giải thích cho họ rằng tôi không nghĩ mọi việc là đơn giản và rõ ràng như một số người thấy. Nhưng nếu tôi ở vào địa vị họ, tôi cũng trông chờ vào sự giúp đỡ từ bất cứ phía nào có thể tìm được.”

Thừa nhận có những chia rẽ trong nội bộ phe đối lập ở Syria, một người tỵ nạn khác nói với ông Kerry rằng các chia rẽ đó không phải là cái cớ để bất động. Người tỵ nạn này nói: “Cộng đồng quốc tế có thể quyết định nhắm mắt chừng nào họ muốn. chúng tôi sẽ trở về Syria và chúng tôi sẽ nhớ tất cả mọi việc.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG