Vụ Taliban bắn một thiếu nữ Pakistan trong tuần này đã trở thành tin hàng đầu và khiến thế giới đồng loạt lên án. Nhóm đấu tranh Hồi giáo nói họ bắn nhà hoạt động trẻ tuổi vì thái độ “thân Phương Tây” của cô và vì cô đã lên tiếng chống lại Taliban.
Các nhà phân tích Pakistan nói rằng khó khăn kinh tế kéo dài nhiều năm và các định chế nhà nước yếu kém đã tạo điều kiện cho các phần tử quá khích như thế có cơ hội để tuyển mộ và hoạt động.
Theo Tổ chức nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế, sự phối hợp giữa xung đột và đời sống khó khăn do lũ lụt gây ra, sự thất bại của chính quyền, cùng với những hạn chế áp đặt trên các tổ chức bất vụ lợi quốc tế cũng như địa phương đang tạo ra một tình trạng khủng hoảng tại Pakistan.
Nhà phân tích Samina Ahmed thuộc Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế, nói rằng các tổ chức Hồi Giáo cực đoan đang lợi dụng tình hình khó khăn kinh tế tại địa phương -dẫn đến sự phẫn nộ và hận thù- để tuyển mộ thêm các thành viên mới và bành trướng ảnh hưởng.
Bà Ahmed thừa nhận rằng chính phủ dân sự Pakistan đã đạt được một số tiến bộ, nhưng hãy còn những cách biệt lớn giữa những tuyên bố của chính phủ với thành tích thực tế. Bà nói rằng ngay cả các tổ chức khủng bố bị cấm, cũng vẫn còn hoạt động tại một số khu vực, dưới những tên khác.
Bà nói tổ chức Lashkar-e-Taiba, nay đổi tên thành Jamaat-ud-Dawa, hoạt động mạnh tại các khu vực nơi nhóm này có thể lợi dụng dân chúng –những người rất cần được trợ giúp. Những nhu cầu của thành phần này có thể bị khai thác để cho phép nhóm đấu tranh thâm nhập vào khu vực, hầu mở rộng căn bản hoạt động qua tấm bình phong làm việc từ thiện.
Bà Ahmed cảnh báo, trừ phi luật pháp có đủ sức mạnh để trấn áp các phần tử bạo động cực đoan, nếu không những tổ chức này sẽ trở nên nguy hiểm hơn nữa.
Nhà lập pháp và cũng là trợ lý tại quốc hội phục vụ Bộ trưởng Ngoại giao Palwasha Khan, lý luận rằng Pakistan mới nổi lên từ chế độ cai trị của quân đội chỉ mới 5 năm trước đây, và đang dồn hết nỗ lực để đối đầu với rất nhiều thách thức. Ông Khan nói:
“Pakistan đang trong tình trạng chiến tranh, và những quốc gia đang ở trong tình trạng này đương nhiên phải đối đầu với những khó khăn tương tự.”
Ông Khan nói rằng cuộc chiến chống các phần tử khủng bố, trong đó hằng trăm phần tử chủ chiến và binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng, đã gây nhiều tổn thất cho đất nước này.
“Cộng đồng quốc tế phải ý thức được sự kiện là Pakistan đã chịu nhiều mất mát, về nhân mạng thường dân, mất cả nền kinh tế, và đó là một hậu quả trực tiếp của chiến tranh.”
Một trong những người dân thường phải gánh chịu hậu quả chiến tranh mới nhất là nhà hoạt động nhỏ tuổi Malata Yousafzai, cô thiếu nữ này bị bắn vào đầu trong một cuộc tấn công táo bạo do phe Taliban thực hiện hôm thứ Ba.
Cô bé Yousafzai là người đã mạnh dạn lên tiếng ủng hộ việc giáo dục các em gái.
Cô thiếu nữ 14 tuổi đang hồi phục tại một bệnh viện quân sự gần thủ đô Islamabad.
Các nhà phân tích Pakistan nói rằng khó khăn kinh tế kéo dài nhiều năm và các định chế nhà nước yếu kém đã tạo điều kiện cho các phần tử quá khích như thế có cơ hội để tuyển mộ và hoạt động.
Theo Tổ chức nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế, sự phối hợp giữa xung đột và đời sống khó khăn do lũ lụt gây ra, sự thất bại của chính quyền, cùng với những hạn chế áp đặt trên các tổ chức bất vụ lợi quốc tế cũng như địa phương đang tạo ra một tình trạng khủng hoảng tại Pakistan.
Nhà phân tích Samina Ahmed thuộc Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế, nói rằng các tổ chức Hồi Giáo cực đoan đang lợi dụng tình hình khó khăn kinh tế tại địa phương -dẫn đến sự phẫn nộ và hận thù- để tuyển mộ thêm các thành viên mới và bành trướng ảnh hưởng.
Bà Ahmed thừa nhận rằng chính phủ dân sự Pakistan đã đạt được một số tiến bộ, nhưng hãy còn những cách biệt lớn giữa những tuyên bố của chính phủ với thành tích thực tế. Bà nói rằng ngay cả các tổ chức khủng bố bị cấm, cũng vẫn còn hoạt động tại một số khu vực, dưới những tên khác.
Bà nói tổ chức Lashkar-e-Taiba, nay đổi tên thành Jamaat-ud-Dawa, hoạt động mạnh tại các khu vực nơi nhóm này có thể lợi dụng dân chúng –những người rất cần được trợ giúp. Những nhu cầu của thành phần này có thể bị khai thác để cho phép nhóm đấu tranh thâm nhập vào khu vực, hầu mở rộng căn bản hoạt động qua tấm bình phong làm việc từ thiện.
Bà Ahmed cảnh báo, trừ phi luật pháp có đủ sức mạnh để trấn áp các phần tử bạo động cực đoan, nếu không những tổ chức này sẽ trở nên nguy hiểm hơn nữa.
Nhà lập pháp và cũng là trợ lý tại quốc hội phục vụ Bộ trưởng Ngoại giao Palwasha Khan, lý luận rằng Pakistan mới nổi lên từ chế độ cai trị của quân đội chỉ mới 5 năm trước đây, và đang dồn hết nỗ lực để đối đầu với rất nhiều thách thức. Ông Khan nói:
“Pakistan đang trong tình trạng chiến tranh, và những quốc gia đang ở trong tình trạng này đương nhiên phải đối đầu với những khó khăn tương tự.”
Ông Khan nói rằng cuộc chiến chống các phần tử khủng bố, trong đó hằng trăm phần tử chủ chiến và binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng, đã gây nhiều tổn thất cho đất nước này.
“Cộng đồng quốc tế phải ý thức được sự kiện là Pakistan đã chịu nhiều mất mát, về nhân mạng thường dân, mất cả nền kinh tế, và đó là một hậu quả trực tiếp của chiến tranh.”
Một trong những người dân thường phải gánh chịu hậu quả chiến tranh mới nhất là nhà hoạt động nhỏ tuổi Malata Yousafzai, cô thiếu nữ này bị bắn vào đầu trong một cuộc tấn công táo bạo do phe Taliban thực hiện hôm thứ Ba.
Cô bé Yousafzai là người đã mạnh dạn lên tiếng ủng hộ việc giáo dục các em gái.
Cô thiếu nữ 14 tuổi đang hồi phục tại một bệnh viện quân sự gần thủ đô Islamabad.