Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam mới đây đã lên tiếng nhận định như vậy trước quốc hội nước này về tình hình tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển mà Việt Nam cùng nhiều nước khác cùng tuyên bố chủ quyền.
Ông Shanmugam tin rằng các vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ không thể được giải quyết trong tương lai gần.
Theo nhà ngoại giao của Singapore, một trong các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, nói khối này nên đặt các tranh chấp đó sang một bên, và tìm ra một giải pháp cùng nhau đạt đồng thuận nhằm duy trì hòa bình.
Một trong các giải pháp là thúc giục các bên liên quan đạt đồng thuận về một bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Ông Shanmugan đánh giá về tình hình Biển Đông khi ông đưa ra các phân tích của mình trước quốc hội Singapore về ảnh hưởng của những thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo ở Trung Quốc và Mỹ đối với cuộc tranh chấp hiện thời trên Biển Đông.
Ông nhấn mạnh tới quan điểm của Singapore về việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông Nam Á thông qua sự hiện diện mạnh mẽ của Hoa Kỳ cũng như việc thông thương một cách tự do và rộng mở cũng như thiết lập một cơ chế trong ASEAN.
Ngoại trưởng Singapore nói đó là những mối quan tâm của cả Mỹ và Trung Quốc.
Trong khi đó, Thái Lan, một thành viên khác của ASEAN, cũng đang mưu tìm một quan điểm chung của các nước thành viên trong hiệp hội này về vấn đề Biển Đông trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Ông Sihasak Phuangketkaew, một nhà ngoại giao cấp cao của Thái Lan, nói rằng trên cương vị nước điều phối viên quan hệ ASEAN – Trung Quốc, chính quyền Bangkok có kế hoạch tổ chức các cuộc thảo luận riêng rẽ với từng quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với khu vực tranh chấp nhằm xử lý các quan điểm trái ngược nhau từng khiến cuộc họp chung của ASEAN thất bại hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao của Thái Lan cũng cảnh báo rằng khó có thể dễ tìm được một quan điểm chung trong ASEAN vì Biển Đông được cho là có trữ lượng dầu, khí lớn, quan trọng đối với vấn đề an ninh năng lượng của nhiều nước.
Ông nói rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng đối thoại của nước này. Ông Phuangketkaew cũng hy vọng sự thay đổi lãnh đạo ở Trung Quốc vào tháng Ba tới sẽ dẫn tới một quan điểm thả lỏng hơn ở Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông.
Nhà ngoại giao cấp cao của Thái Lan cũng nói rằng chừng nào Biển Đông còn là nguồn gốc gây xung đột, phần lớn các nước trong khu vực sẽ hướng về Hoa Kỳ nhằm cân bằng lại ảnh hưởng của Trung Quốc, và điều đó sẽ khiến Bắc Kinh dịu giọng hơn nhằm ngăn các nước ASEAN nghiêng mạnh về Mỹ.
Nguồn: Channel News Asia, Bangkok Post
Ông Shanmugam tin rằng các vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ không thể được giải quyết trong tương lai gần.
Theo nhà ngoại giao của Singapore, một trong các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, nói khối này nên đặt các tranh chấp đó sang một bên, và tìm ra một giải pháp cùng nhau đạt đồng thuận nhằm duy trì hòa bình.
Một trong các giải pháp là thúc giục các bên liên quan đạt đồng thuận về một bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Ông Shanmugan đánh giá về tình hình Biển Đông khi ông đưa ra các phân tích của mình trước quốc hội Singapore về ảnh hưởng của những thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo ở Trung Quốc và Mỹ đối với cuộc tranh chấp hiện thời trên Biển Đông.
Ông nhấn mạnh tới quan điểm của Singapore về việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông Nam Á thông qua sự hiện diện mạnh mẽ của Hoa Kỳ cũng như việc thông thương một cách tự do và rộng mở cũng như thiết lập một cơ chế trong ASEAN.
Ngoại trưởng Singapore nói đó là những mối quan tâm của cả Mỹ và Trung Quốc.
Trong khi đó, Thái Lan, một thành viên khác của ASEAN, cũng đang mưu tìm một quan điểm chung của các nước thành viên trong hiệp hội này về vấn đề Biển Đông trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Ông Sihasak Phuangketkaew, một nhà ngoại giao cấp cao của Thái Lan, nói rằng trên cương vị nước điều phối viên quan hệ ASEAN – Trung Quốc, chính quyền Bangkok có kế hoạch tổ chức các cuộc thảo luận riêng rẽ với từng quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với khu vực tranh chấp nhằm xử lý các quan điểm trái ngược nhau từng khiến cuộc họp chung của ASEAN thất bại hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao của Thái Lan cũng cảnh báo rằng khó có thể dễ tìm được một quan điểm chung trong ASEAN vì Biển Đông được cho là có trữ lượng dầu, khí lớn, quan trọng đối với vấn đề an ninh năng lượng của nhiều nước.
Ông nói rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng đối thoại của nước này. Ông Phuangketkaew cũng hy vọng sự thay đổi lãnh đạo ở Trung Quốc vào tháng Ba tới sẽ dẫn tới một quan điểm thả lỏng hơn ở Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông.
Nhà ngoại giao cấp cao của Thái Lan cũng nói rằng chừng nào Biển Đông còn là nguồn gốc gây xung đột, phần lớn các nước trong khu vực sẽ hướng về Hoa Kỳ nhằm cân bằng lại ảnh hưởng của Trung Quốc, và điều đó sẽ khiến Bắc Kinh dịu giọng hơn nhằm ngăn các nước ASEAN nghiêng mạnh về Mỹ.
Nguồn: Channel News Asia, Bangkok Post