Trong tuyên ngôn từ chức, thẩm phán Blunk nói quyết định rút lui của ông phát xuất từ các nhận định do Ngọai trưởng Campuchia đưa ra hồi tuần trước.
Nhật báo Camdodia Daily trích lời ngoại trưởng nói rằng việc tòa án bắt giữ ai là tùy thuộc quyết định của chính phủ. Hôm nay, ông Blunk viết rằng áp lực của các giới chức chính phủ gây nghi ngờ đối với sự trung thực của các phiên xử.
Đây không phải là lần đầu tiên một vị bộ trưởng chính phủ công khai đưa ra ý kiến của chính phủ về các quyết định của tòa án, và Thẩm phán Blunk cũng là một nhân vật gây nhiều tranh cãi ở tòa án.
Bà Clair Duffy là một quan sát viên phiên tòa làm việc cho Sáng kiến Công lý Xã hội Mở, còn gọi tắt là OSJI.
Bà Duffy nói: “Tôi nghĩ đây là một điều thực sự gây ngạc nhiên hôm nay. Và có lẽ là bằng chứng của áp lực ngày càng tăng dồn lại từ nhiều tháng nay. Rất nhiều người đóng các vai trò khác nhau đã đặt những câu hỏi rất công khai về những gì diễn ra trong khi họ thi hành nhiệm vụ.”
Thẩm phán Blunk và đối tác người Campuchia You Bunleng đã bị cáo buộc là cố ý phá hoại hai vụ xử mà chính phủ Campuchia không muốn.
Vai trò của hai vị thẩm phán đồng điều tra là cứu xét bằng chứng chống lại các nghi can và đề nghị liệu tòa án có nên đưa họ ra xét xử hay không.
Nhưng trong những tháng gần đây, quyết định của họ khép lại vụ xử thứ ba của tòa chống lại hai viên chỉ huy quân đội mà không thẩm vấn các nghi can và đa số các nhân chứng, và không đến thăm những địa điểm được cho là đã xảy ra các tội ác, đã gây ra sự phẫn nộ.
Tuần trước, tổ chức Human Rights Watch nói rằng hai vị thẩm phán này nên từ chức vì lý do họ đã “trắng trợn vi phạm các nhiệm vụ luật pháp và công lý của họ.”
Bà Duffy cho rằng tuyên cáo từ chức của ông Blunk không giải tỏa những lời cáo buộc nhắm vào chức vụ của ông.
Bà Duffy nói tiếp: "Chớ quên rằng chính Thẩm phán Blunk đã bị cho là can dự và những vấn đề này khi mọi sự diễn tiến kể từ khi ông nhậm chức hồi năm ngoái. Theo tôi, vấn đề cần phải giải đáp ở đây là những gì đã diễn ra trong khi ông đảm nhận chức vụ trong 2 năm vừa qua, nhất là trong 10 tháng mới rồi. Sự việc này đi vào lòng các cuộc điều tra ra sao? Làm thế nào để chúng ta có được một vài hy vọng là nếu bất kỳ cuộc điều tra nào được tiến hành một cách thực thụ và độc lập, cho dù các quan tòa khác nhau được bổ nhiệm vào các các vai trò đó?”
Trong một điện thư gửi từ trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, phát ngôn viên Martin Nesirsky nói rằng tổ chức này đang cấp bách vận động để bảo đảm rằng vị thẩm phán dự bị mang quốc tịch Thụy Sĩ có thể nhận chức càng sớm càng hay.
Ông Nesirsky lập lại một lần nữa chủ trương của Liên Hiệp Quốc là tòa án phải được phép xúc tiến mà không có sự can thiệp của bất cứ khu vực này, kể cả sự can thiệp của chính phủ Campuchia.
Sáng kiến Công lý Xã hội Mở đã nhiều lần kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra về những gì đã xảy ra trong thời gian ông Blunk tại chức. Cho đến giờ này tổ chức thế giới chưa cho thấy dấu hiệu nào là sẽ thực hiện điều đó.
Thẩm phán rút khỏi tòa án xử Khmer Đỏ viện lý do chính phủ can thiệp
- Robert Carmichael
Vị thẩm phán người Đức Siegfried Blunk cho biết ông đã từ chức khỏi phiên tòa xử Khmer Đỏ được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, dường như sau một loạt các nahn định về phiên tòa do các vị bộ trưởng trong chính phủ Kampuchea đưa ra. Vụ từ chức diễn ra một tuần sau khi tổ chức Human Rights Watch nói rằng ông Blunk và đối tác Kampuchea của ông nên từ chức. Từ Phnom Penh, thông tin viên VOA Robert Carmichael gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1