Bộ phim hài đầy tranh cãi của Mỹ “The Interview” có lẽ không bao giờ được chiếu tại các nhà hát ở Trung Quốc, nhưng lại ngăn rất ít người xem.
Các DVD sao chép lậu, với phụ đề bằng tiếng Trung Quốc được bày bán tại các cửa hàng trong thủ đô. Và người xem có thể xem cả các bản phim với phụ đề bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Triều Tiên trên các trang web cung cấp phim sao chép lậu.
Nhân viên các cửa hàng DVD nói đây là hàng “hot”. Tuy nhiên nhìn qua một chồng dầy cộm các bản phim sao chép trên kệ trong một cửa hàng, khó mà nói liệu đó có phải chỉ là lời chào hàng để bán được hàng không.
Phim và show truyền hình nước ngoài đã có ở Trung Quốc từ lâu nay, cho dù có kiểm duyệt, làm cho có nhiều người tiêu dùng sách vỡ phim ảnh sành sỏi. Vì vậy không thiếu các ý kiến đưa ra về bộ phim hài của Mỹ mô tả vụ ám sát nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
Chỉ là một phim hài thôi
Anh Zhang, một sinh viên ban kinh doanh và người bạn gái nói rằng cả hai đã xem phim và nghĩ rằng nó thiệt là buồn cười.
Khi được hỏi về phản ứng quốc tế nghiêm chỉnh hơn đối với bộ phim và sự đối đầu dậy lên vì bộ phim, Zhang nói, “Chẳng có gì lớn chuyện. Chỉ là một phim hài thôi mà.”
Anh Song một công nhân ở độ tuổi 20 cho biết chưa xem phim, nhưng nói anh sẽ xem một ngày gần đây. Anh nói chỉ cần nhìn tựa phim khó mà nói thực sự phim nói về gì. Anh nhận xét:
“Mỹ là một nước có óc khôi hài, vì vậy không có lý do gì để xem nó quá nghiêm trọng.”
Tuy nhiên, anh nói rằng vì “Bắc Triều Tiên là một nước đầy bí ẩn, tôi tò mò muốn xem làm thế nào họ (2 tay sát thủ) thực hiện ‘sứ mạng bất khả thi.’ của họ.”
Hầu hết những người được phỏng vấn, hoặc đã xem hoặc định xem phim, là công nhân hay sinh viên trong độ tuổi 20. Và hầu hết là phái nam.
Một thanh niên ở Bắc Kinh, mặc đồ đen từ đầu đến chân và đeo một chiếc vòng tay, sợi dây chuyền cùng với bông tai hình kim băng bằng bạc, cho biết một người bạn của anh đã xem bộ phim.
Anh cho biết bạn anh nói phim buồn cười, nhưng không hài đến mức như anh ấy tưởng:
“Bạn tôi nói anh ấy chờ đợi Kim Jong Un lẽ ra thâm ư còn xấu ác hơn. Trong phim, nhà lãnh đạo bạo lực của Bắc Triều Tiên được mô tả như một người có khía cạnh mẫn cảm nhẹ nhàng hơn và sự quý mến thầm lặng đối với ngôi sao nhạc pop Mỹ Katy Perry.
Khác xa với loạt phim Fist Blood
Một số khán giả rõ ràng trông đợi nhiều hơn nhiều ở nội dung phim. Một cư dân ở Bắc Kinh họ He, xưng ông là đạo diễn các phim ngắn, nói rằng ông trông chờ đây sẽ là phim hành động ly kỳ hơn, kiểu như phim First Blood với nam diễn viên Sylvester Stallone thủ vai. Ông nói:
“Kết cục, nó chỉ là một phim hài và thực sự chẳng có gì hứng thú lắm.”
Ông Zhang, một cựu sĩ quan Không quân thông tin liên lạc, hiện đang làm việc trong công nghiệp về công nghệ thông tin nói rằng bộ phim là một thất vọng lớn vì âm mưu quá là khó tin. Ông nói:
“Không cách nào mà họ lọt qua được các cận vệ của ông ta cũng như vào được trong nước quá dễ như vậy.’
Rồi ông nói thêm lẽ ra đừng bao giờ quay bộ phim này:
“Khi bắt đầu xem phim tôi tưởng tôi đã tải nhầm phim rồi. Chẳng có gì giống như một bộ phim về một vụ ám sát. Nếu quý vị có điều gì nói về Bắc Triều Tiên thì cứ nói thẳng, đừng làm phim để mạ lị một nước khác. Tôi nghĩ phim này là một sự mạ lị.”
Tiếng chuông cho các nhà hoạt động
Còn ở Nam Triều Tiên, bộ phim cũng không chiếu ở các rạp hát, nhưng có rất nhiều trên mạng có thể dễ dàng tải xuống.
Các nhà hoạt động như ông Park Sang Hak, một người đào thoát từ Bắc Triều Tiên, đang định dùng bộ phim châm biếm này như một công cụ trong nỗ lực giải phóng miền bắc. Ông Park, đứng đầu một nhóm có tên là Những người Tranh đấu cho Bắc Triều Tiên, cho biết ông định dùng bong bóng để gửi 10.000 DVD đến Bắc Triều Tiên và 50.000 thẻ nhớ trong đó có phim, vào khoảng mùa xuân.
Ông Park nói với ban tiếng Triều Tiên đài VOA rằng mặc dù một số người thúc giục ông gửi phim đi sớm hơn, nhưng sẽ phải chờ vì gió thổi từ hướng bắc sang hướng nam trong các tháng mùa đông, như vậy sẽ khiến cho việc gửi chúng bay qua khỏi khu phi quân sự đến miền bắc còn khó khăn hơn.
Bắc Triều Tiên và Trung Quốc
Dù vậy đối với nhiều người ở Trung Quốc, bộ phim là một cơ hội để có một cái nhìn châm biếm khác về nước láng giềng cô lập của họ.
Một ông họ Zhang, chưa xem phim nhưng thích xem, cho biết ông tò mò muốn biết bộ phim mô tả miền bắc ra sao. Ông nói:
“Tôi muốn xem người Mỹ nhìn Bắc Triều Tiên và hệ thống chính trị của nước này như thế nào.” Ông còn nói ông chú ý bất cứ điều gì về cuộc đời của đồng chí Kim.
Anh Ma, một sinh viên ở Bắc Kinh cho rằng đó là bản chất của Bắc Triều tiên thu hút sự chú ý:
“Bắc Triều Tiên rất khác lạ. Nước này rất cô lập. Những tính cô lập đó và cách nước này vận hành làm cho nó dường như bí ẩn hơn và khiến ngươi ta chú ý hơn.”
Ông He, nhà đạo diễn phim ngắn, nói ông muốn đi thăm Bắc Triều Tiên nếu ông có thể làm điều mà còn sống ra khỏi đó. Ông nói:
“Bắc Triều Tiên là một nơi đầy bí ẩn, cô lập và độc tài. Tôi thực sự muốn đến đó. Nó rất giống Trung Quốc vào những năm trong thập kỷ 1970 và 1980.”