Đường dẫn truy cập

Kênh RT của Nga bị dừng phát sóng ở Washington


RT nói việc kênh này bị dừng phát sóng ở Washington là do họ bị Bộ Tư pháp Mỹ bắt buộc đăng ký làm 'đại diện nước ngoài.'
RT nói việc kênh này bị dừng phát sóng ở Washington là do họ bị Bộ Tư pháp Mỹ bắt buộc đăng ký làm 'đại diện nước ngoài.'

Mạng lưới truyền hình RT của Nga không còn phát sóng ở khu vực thủ đô Washington nữa, một trong những thị trường hàng đầu của kênh này tại Mỹ.

Kênh tin tức tiếng Anh được Điện Kremlin bảo trợ vẫn sẽ phát sóng qua vệ tinh, nhưng hai đài ở khu vực Washington phát sóng kênh này sẽ đình chỉ hoạt động vào nửa đêm ngày thứ Bảy, khiến các đơn vị khai thác truyền hình cáp phải cắt kênh này.

MHz Networks, một nhà phân phối các chương trình quốc tế ở Mỹ phát kênh RT và các kênh tin tức nước ngoài khác trên hai đài này, nói rằng họ đang chấm dứt phân phối sau khi nhà vận hành của đài quyết định bán đấu giá giấy phép phát sóng của họ.

Kết quả là các nhà khai thác truyền hình cáp ở khu vực Washington như Comcast và Cox Communications, theo luật phải phát sóng các kênh truyền với "quyền phải phát sóng," sẽ cắt các kênh này.

"Chúng tôi đang cắt tất cả các kênh," Frederick Thomas, người sáng lập và giám đốc điều hành của MHz Networks, nói với VOA, nhắc tới các kênh tin tức quốc tế. "Chúng tôi không phát sóng các kênh này bởi vì chúng tôi không tiếp cận được giấy phép phát sóng sau nửa đêm ngày 31 tháng 3."

Trong một thông cáo gửi qua email cho VOA, RT nói rằng họ đã bị hai đài dừng phát sóng vào đầu tháng 2 nhưng quy trách Bộ Tư pháp Mỹ về diễn biến này.

"Mặc dù chúng tôi không được phép tiết lộ chi tiết, chúng tôi biết lý do của việc này liên quan đến việc bắt buộc RT đăng ký làm 'đại lý nước ngoài' ở Mỹ," công ty này viết.

VOA đã liên lạc với Bộ Tư pháp nhưng không nhận được phản hồi.

RT, trước đây được biết tới với cái tên Russia Today, đã bị săm soi kể từ tháng 1 năm ngoái khi các cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng kênh này và một mạng lưới phát thanh chị em của nó đã được sử dụng như một phần trong chiến dịch do Điện Kremlin dàn dựng nhằm phá cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Năm ngoái, Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc T&R Productions LLC, cánh ở Mỹ của RT, phải đăng ký theo Đạo luật Đăng ký Đại diện Nước ngoài (FARA). Bộ cũng bắt buộc Reston Translator LLC, một công ty vận hành đài phát thanh phát sóng Radio Sputnik được Điện Kremlin bảo trợ, phải đăng ký làm đại diện nước ngoài.

Ông Thomas nhấn mạnh quyết định của ông cắt các kênh tin tức nước ngoài "không liên quan gì đến chính trị" hay sự săm soi của Bộ Tư pháp đối với các nhà phân phối và phát sóng tin tức nước ngoài.

"Lý do chúng tôi cắt các kênh này liên quan đến một thay đổi trong công nghệ và hoạt động kinh doanh truyền hình," ông Thomas nói. "Vụ FARA chỉ là sự trùng hợp rất ngẫu nhiên."

Theo FARA, những cá nhân làm đại diện của các chính phủ nước ngoài hoặc các đảng chính trị nước ngoài phải đăng ký với Bộ Tư pháp và tiết lộ các hoạt động của họ định kỳ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG