SYDNEY —
Một chính phủ tiểu bang tại Australia đã chấp thuận một kế hoạch phát triển du lịch khổng lồ gần khu vực Great Barrier Reef, một hành động đã làm các nhà bảo vệ môi trường tại Australia tức giận.
Những người ủng hộ nói rằng, kế hoạch mới này là một trong những thứ cần thiết cho nền kinh tế của khu vực bị bão lốc hoành hành này.
Tuy nhiên, những người bảo vệ môi trường nói rằng, kế hoạch này sẽ làm hư hại hệ sinh thái mong manh và tạo một tiền lệ không hay cho các quốc gia khác trong vùng. Thông tín viên Phil Mercer tường thuật từ Sydney.
Kế hoạch này sẽ xây dựng các khu du lịch, các khu vực cư dân, các cửa tiệm và sân golf trên một trại gia súc giáp ranh với rừng mưa nhiệt đới nguyên sơ và khu vực Great Barrier Reef gần thị trấn Innisfail của Queensland.
Những người bảo vệ môi trường khẳng định rằng dự án Vịnh Ella sẽ là một tai họa cho sinh vật hoang dã, đặc biệt là loài đà điểu đầu mèo ở Úc, một loại chim rất lớn không bay, và loại rùa biển.
Nhà bảo vệ môi trường Russell Constable nói rằng, các động vật dễ bị tổn thương cũng có thể sẽ bị nguy hiểm từ việc phát triển vùng duyên hải này.
“Vịnh này được sử dụng bởi những con cá heo ba màu snubfin và những con cá heo Ấn Độ - Thái Bình Dương. Cả hai đều là những chủng loại bị đe dọa. Các chủng loại này lệ thuộc vào vùng nước cạn. Nếu tôi sẽ chi tiêu một triệu đô la cho một ngôi nhà ở nơi này, thì vấn đề đầu tiên tôi sẽ tự hỏi là đậu thuyền ở đâu, sẽ chạy chiếc ca nô lướt sóng phản lực ở nơi nào.”
Chính quyền tiểu bang Queensland đã kèm theo những điều kiện môi trường chặt chẽ cho việc phát triển, mà các giới chức khẳng định sẽ bảo vệ rừng mưa nhiệt đới và Great Barrier Reef – một trong những cảnh thiên nhiên hấp dẫn nhất.
Khu vực này kéo dài hơn 2.000 kilomet phía dưới vùng duyên hải đông bắc của nước này và là nơi có đủ loại san hô đẹp lạ lùng, và những hệ thực vật và động vật biển khác rất bắt mắt.
Những người bảo vệ môi trường nói rằng rạn san hô này, cũng là khu vực duy nhất nhìn thấy được từ không gian, ngày càng bị đe dọa bởi việc phát triển vùng duyên hải, trong đó có các cảng than đá rộng lớn, cũng như sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Tuy nhiên, chủ tịch Phòng Thương Mại Innisfail, ông Jake Roberston, nói rằng việc phát triển Vịnh Bella sẽ thúc đẩy một vùng còn đang hồi phục từ những tàn phá của một loạt các trận bão nhiệt đới mới đây.
“Dự án này cũng sẽ quan trọng đối với chúng tôi, trong việc tạo ra công ăn việc làm sau các trận bão Larry và Yasi. Chúng tôi đã thấy sự sút giảm dân số tại khu vực này. Đã có hằng trăm người dời khỏi quận này trong hai lần điều tra dân số. Chúng tôi sống tại thiên đàng ở đây, tất cả chúng tôi đều biết vậy, nhưng chúng tôi phải tạo ra công việc cho dân chúng làm.”
Mặc dầu kế hoạch này đã được phê chuẩn bởi các giới chức tiểu bang Queensland, vẫn còn cần phải có sự phê chuẩn của chính phủ liên bang Australia.
Các bộ trưởng sẽ phải cân nhắc những mối quan tâm về môi trường so với nhu cầu cổ võ cho việc phát triển kinh tế. Cũng giống như nhiều nước khác, trong đó có Indonesia ở phía bắc, Australia phải cân nhắc những nhu cầu mâu thuẫn nhau của hệ sinh thái ngày càng bị đe dọa bởi phát triển và đòi hỏi phải tạo ra việc làm và thịnh vượng.
Một cuộc khảo cứu mới đây cho thấy 70 phần trăm vỉa san hô của Indonesia đã bị tàn phá bởi một loạt các yếu tố, trong đó có việc sử dụng chất nổ của các ngư dân, các chất thải của việc khai thác mỏ và sự tàn phá san hô gây ra bởi biến đổi khí hậu.
Khai thác gỗ cũng tàn phá những khu vực thiên nhiên ở Nam Thái Bình Dương, trong đó có Papua New Guinea và Quần đảo Salomon.
Australia có một tỷ lệ tuyệt chủng loài có vú tệ hại nhất thế giới, và các nhà bảo vệ môi trường khẳng định rằng việc vội vã khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước này đã gây tàn phá môi trường không sửa chữa được.
Những người ủng hộ nói rằng, kế hoạch mới này là một trong những thứ cần thiết cho nền kinh tế của khu vực bị bão lốc hoành hành này.
Tuy nhiên, những người bảo vệ môi trường nói rằng, kế hoạch này sẽ làm hư hại hệ sinh thái mong manh và tạo một tiền lệ không hay cho các quốc gia khác trong vùng. Thông tín viên Phil Mercer tường thuật từ Sydney.
Kế hoạch này sẽ xây dựng các khu du lịch, các khu vực cư dân, các cửa tiệm và sân golf trên một trại gia súc giáp ranh với rừng mưa nhiệt đới nguyên sơ và khu vực Great Barrier Reef gần thị trấn Innisfail của Queensland.
Những người bảo vệ môi trường khẳng định rằng dự án Vịnh Ella sẽ là một tai họa cho sinh vật hoang dã, đặc biệt là loài đà điểu đầu mèo ở Úc, một loại chim rất lớn không bay, và loại rùa biển.
Nhà bảo vệ môi trường Russell Constable nói rằng, các động vật dễ bị tổn thương cũng có thể sẽ bị nguy hiểm từ việc phát triển vùng duyên hải này.
“Vịnh này được sử dụng bởi những con cá heo ba màu snubfin và những con cá heo Ấn Độ - Thái Bình Dương. Cả hai đều là những chủng loại bị đe dọa. Các chủng loại này lệ thuộc vào vùng nước cạn. Nếu tôi sẽ chi tiêu một triệu đô la cho một ngôi nhà ở nơi này, thì vấn đề đầu tiên tôi sẽ tự hỏi là đậu thuyền ở đâu, sẽ chạy chiếc ca nô lướt sóng phản lực ở nơi nào.”
Chính quyền tiểu bang Queensland đã kèm theo những điều kiện môi trường chặt chẽ cho việc phát triển, mà các giới chức khẳng định sẽ bảo vệ rừng mưa nhiệt đới và Great Barrier Reef – một trong những cảnh thiên nhiên hấp dẫn nhất.
Khu vực này kéo dài hơn 2.000 kilomet phía dưới vùng duyên hải đông bắc của nước này và là nơi có đủ loại san hô đẹp lạ lùng, và những hệ thực vật và động vật biển khác rất bắt mắt.
Những người bảo vệ môi trường nói rằng rạn san hô này, cũng là khu vực duy nhất nhìn thấy được từ không gian, ngày càng bị đe dọa bởi việc phát triển vùng duyên hải, trong đó có các cảng than đá rộng lớn, cũng như sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Tuy nhiên, chủ tịch Phòng Thương Mại Innisfail, ông Jake Roberston, nói rằng việc phát triển Vịnh Bella sẽ thúc đẩy một vùng còn đang hồi phục từ những tàn phá của một loạt các trận bão nhiệt đới mới đây.
“Dự án này cũng sẽ quan trọng đối với chúng tôi, trong việc tạo ra công ăn việc làm sau các trận bão Larry và Yasi. Chúng tôi đã thấy sự sút giảm dân số tại khu vực này. Đã có hằng trăm người dời khỏi quận này trong hai lần điều tra dân số. Chúng tôi sống tại thiên đàng ở đây, tất cả chúng tôi đều biết vậy, nhưng chúng tôi phải tạo ra công việc cho dân chúng làm.”
Mặc dầu kế hoạch này đã được phê chuẩn bởi các giới chức tiểu bang Queensland, vẫn còn cần phải có sự phê chuẩn của chính phủ liên bang Australia.
Các bộ trưởng sẽ phải cân nhắc những mối quan tâm về môi trường so với nhu cầu cổ võ cho việc phát triển kinh tế. Cũng giống như nhiều nước khác, trong đó có Indonesia ở phía bắc, Australia phải cân nhắc những nhu cầu mâu thuẫn nhau của hệ sinh thái ngày càng bị đe dọa bởi phát triển và đòi hỏi phải tạo ra việc làm và thịnh vượng.
Một cuộc khảo cứu mới đây cho thấy 70 phần trăm vỉa san hô của Indonesia đã bị tàn phá bởi một loạt các yếu tố, trong đó có việc sử dụng chất nổ của các ngư dân, các chất thải của việc khai thác mỏ và sự tàn phá san hô gây ra bởi biến đổi khí hậu.
Khai thác gỗ cũng tàn phá những khu vực thiên nhiên ở Nam Thái Bình Dương, trong đó có Papua New Guinea và Quần đảo Salomon.
Australia có một tỷ lệ tuyệt chủng loài có vú tệ hại nhất thế giới, và các nhà bảo vệ môi trường khẳng định rằng việc vội vã khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước này đã gây tàn phá môi trường không sửa chữa được.