Đường dẫn truy cập

Kẻ chủ mưu vụ đánh bom tháp Khobar bị bắt


Binh sĩ Mỹ và Ả Rập Xê Út đi trên đống đổ nát của khu chung cư 8 tầng Tháp Khobar gần thành phố Dharan bị đánh bom vào ngày 25 tháng 6 năm 1996 làm 16 binh sĩ không quân Mỹ thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Binh sĩ Mỹ và Ả Rập Xê Út đi trên đống đổ nát của khu chung cư 8 tầng Tháp Khobar gần thành phố Dharan bị đánh bom vào ngày 25 tháng 6 năm 1996 làm 16 binh sĩ không quân Mỹ thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Một tờ báo Ả Rập Xê-út cho biết người đàn ông bị nghi là chủ mưu vụ đánh bom bằng xe tải giết chết 19 binh sĩ không quân Mỹ tại Ả Rập Xê-út cách đây 20 năm đã bị bắt. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie, chính phủ Mỹ chưa xác nhận tin này, nhưng cho biết họ đang làm việc để đưa ra trước công lý tất cả những thủ phạm của vụ tấn công năm 1996.

Trích lời một viên chức Ả Rập Xê-út dấu tên, nhật báo phát hành trong thế giới Ả Rập do Ả Rập Xê-út làm chủ, xác nhận nghi can này là Ahmed al-Mughassil, 48 tuổi, bị bắt tại Beirut và được đưa về Ả Rập Xê-út. Viên chức này nói vụ bắt giữ được thực hiện với sự phối hợp của “những cơ quan liên hệ" nhưng không cho biết rõ vai trò của các giới chức Libăng, nếu có, trong vụ này.

Tờ báo của Ả Rập Xê-út nói Mughassil được biết là lãnh tụ của tổ chức hiếu chiến Sia al-Hejaz của người Hồi giáo Shia có liên hệ với Hezbollah, đồng minh của Iran, bị cho là thủ phạm của vụ đánh bom vào khu chung cư 8 tầng Tháp Khobar gần thành phố Dharan ở miền đông vào ngày 25 tháng 6 năm 1996 làm 19 binh sĩ không quân Mỹ thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI liệt kê Mughassil vào danh sách khủng bố bị truy nã hàng đầu và treo giải thưởng 5 triệu đô la cho những ai cung cấp tin tức đưa đến việc bắt giữ nghi can này.

FBI liệt kê Mughassil vào danh sách khủng bố bị truy nã hàng đầu và treo giải thưởng 5 triệu đô la cho những ai cung cấp tin tức đưa đến việc bắt giữ nghi can này.
FBI liệt kê Mughassil vào danh sách khủng bố bị truy nã hàng đầu và treo giải thưởng 5 triệu đô la cho những ai cung cấp tin tức đưa đến việc bắt giữ nghi can này.

​Ngày hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby trả lời câu hỏi về việc bắt giữ Mughassil.

“Chúng tôi đã xem những bài tường thuật về việc này. Tôi đề nghị các bạn tiếp xúc với chính phủ Ả Rập Xê-út để biết thêm chi tiết. Dù tôi không thể bình luận về những tin tức này, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng cần nhớ, cần nhắc nhở mọi người về cuộc tấn công đã làm 19 binh sĩ Mỹ và 1 công dân Ả Rập Xê-út thiệt mạng, 372 người khác bị thương. Và Hoa Kỳ tiếp tục đứng về phía các nạn nhân và những gia đình bị tổn thương trong cuộc tấn công, và chúng tôi tiếp tục làm việc với Ả Rập Xê-út và cộng đồng quốc tế để đưa các thủ phạm ra trước công lý.”

Phát ngôn viên Kirby từ chối thảo luận về khả năng yêu cầu dẫn độ nghi can hay sự dính líu của Iran trong vụ tấn công. Năm 2006, một thẩm phán liên bang Mỹ kết luận là Iran phải chịu trách nhiệm, một cáo buộc Tehran bác bỏ. Tòa ra lệnh cho Iran bồi thường cho gia đình các nạn nhân 254 triệu đô la.

Một cáo trạng của Mỹ vào năm 2001 nêu tên Mughassil là lãnh tụ của cánh quân sự al-Hejaz của Hezbollah và tuyển mộ những người Hồi giáo Shia ở Ả rập Xê út tham gia lực lượng này. Cáo trạng cũng nói những thành viên của Hezbollah có căn cứ tại Libăng giúp chế tạo xe bom và al-Hejaz nhận chỉ thị của các sĩ quan Iran.

Theo báo New York Times, một viên chức cao cấp của chính phủ Mỹ tại Washington được thuyết trình về vụ bắt giữ ngày hôm qua nói rằng giới hữu trách vẫn còn chờ chi tiết bổ túc, nhưng bày tỏ tin tưởng là kẻ chủ mưu vụ đánh bom Tháp Khobar không còn tại đào nữa.

Ông James Jeffries, cựu Đại sứ Mỹ tại Iraq và hiện là một nhà nghiên cứu tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông, đã phục vụ tại Kuwait trong thời gian xảy ra vụ đánh bom. Ông nói:

“Có một kết nối trực tiếp và rất rõ ràng giữa đống đổ nát al-Khobar với Tehran, và nghi can này có thể làm sáng tỏ vấn đề vì dựa những gì tôi thấy thì nghi can này có mối quan hệ rất chặt chẽ với Iran, với Lực lượng Vệ binh Cách mạng. Đó là những gì tôi biết được từ một người có mặt trong vùng khi cuộc tấn công xảy ra và đã ra sức để bảo vệ cho nhiệm sở của ông ấy tại Kuwait tránh khỏi một vụ tấn công tương tự.”

Ông Jeffries nói có một điều mỉa mai là các nhân viên không quân Mỹ có mặt tại đó trong khuôn khổ của một nỗ lực nhằm bảo vệ người Hồi giáo Shia ở Iraq trước sự đàn áp của nhà độc tài Saddam Hussein. Tuy nhiên, ông nói thêm là Iran muốn Hoa Kỳ ra khỏi vùng này. Nhà cựu ngoại giao nói, tùy thuộc vào phản ứng của chính quyền Obama, vụ bắt giữ này có thể có ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu của quốc hội Mỹ vào tháng tới về thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG