Các vụ nóng chảy tại ba lò phản ứng tại một nhà máy điện hạt nhân cách đây 10 tháng đã giúp thúc đẩy nhiều triệu người ở thủ đô Nhật Bản ký tên vào một thỉnh nguyện thư kêu gọi chấm dứt tình trạng phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân trong nước.
Những người thỉnh nguyện tại Tokyo và Osaka đã cho biết tại mỗi nơi rằng họ đã thu thập được đủ số chữ ký để đưa ra trưng cầu ý kiến tại hai thành phố lớn nhất của nước Nhật. Nhưng hiện chưa rõ các cuộc vận động này có thể vượt qua được tất cả các trở ngại pháp lý để tiến tới việc trưng cầu dân ý hay không.
Tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng đã đưa đến một số cuộc biểu tình phản đối của công chúng đông đảo nhất trong nhiều thập kỷ vẫn yên tĩnh. Nhưng một trong những nhân vật chống hạt nhân có tiếng tăm nhất nước là khôi nguyên giải Nobel văn chương Kenzaburo Oe, nói rằng các sáng kiến của dân chúng chưa đạt đúng mức.
Nói chuyện với các phóng viên báo chí hôm nay, ông Oe kêu gọi mở một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về vấn đề năng lượng hạt nhân. Ông cho rằng các nhà địa chấn học Nhật Bản hiểu được nguy cơ của động đất tại những địa điểm có lò phản ứng hạt nhân và một số khoa học gia trong công nghiệp hạt nhân đã thay đổi ý kiến và này tỏ ý nghi ngờ về sự an toàn của các lò phản ứng cũ kỹ của Nhật Bản.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã bị hư hại thảm khốc hôm 11 tháng ba tiếp theo sau trận động đất đo được 9 độ trên địa chấn kế Richter gây ra một cơn sóng thần chết người.
Ông Oe cũng kêu gọi thực hiện việc kiểm tra kỹ lưỡng các trẻ em tại Fukushima về tình trạng bị nhiễm bức xạ và so sánh số phận của các em với các nạn nhân của hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki hồi cuối thế chiến thứ hai.
Cùng xuất hiện với ông Oe là bà Keiko Ochiai, một tác giả nổi tiếng khác. Bà cho biết bà không lấy làm lạc quan mấy rằng phần lớn đồng bào của bà sẽ nhận thức được mọi thứ theo cách của họ:
Bà Ochiai nói bà cảm thấy đỉnh cao của làn sóng tình cảm chống hạt nhân sau thảm họa năm ngoái đã trôi qua.
Những người ủng hộ việc sử dụng năng lượng hạt nhân nói rằng lợi ích kinh tế quan trọng hơn so với những nguy cơ nhỏ về môi trường và sức khỏe và lưu ý rằng ngoài hạt nhân ra, nền kinh tế Nhật Bản hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng hóa thạch. Họ cho rằng những năng lượng thay thế chưa hữu hiệu, và nước Nhật cũng chưa có đủ khả năng tài chính để có được.
Tất cả, ngoại trừ 3, trong số 54 lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản đang ngưng hoạt động, chủ yếu là để kiểm tra an toàn hoặc bảo trì thường xuyên. Tin tức báo chí cho hay chính phủ Nhật hy vọng sẽ đưa hai trong số này trở lại vận hành vào tháng tư giữa lúc có mối lo ngại tình trạng gián đoạn kéo dài có thể dẫn tới việc phải cúp điện và đóng cửa các nhà máy.
Một tổ chức công dân Nhật Bản cho biết họ đã thu thập được 5 triệu chữ ký, nửa đường đi đến mục tiêu – cho một thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ đóng cửa vĩnh viễn các nhà máy hạt nhân trong nước. Nhưng trong bối cảnh người Nhật vốn thờ ơ với các phong trào chính trị, và quan hệ chặt chẽ lâu đời giữa các công ty năng lượng và các nhà lập pháp tại đất nước thiếu tài nguyên này, các nhà vận động chống hạt nhân thừa nhận rằng đây là một cuộc tranh đấu đầy khó khăn. Từ Tokyo, Thông tín viên đài VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1