Đường dẫn truy cập

Thủ tướng Ý gặp nhà lãnh đạo phe nổi dậy Libya


Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi
Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi

Theo dự kiến Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi sẽ gặp nhà lãnh đạo phe nổi dậy Libya vào ngày thứ Tư. Ý hy vọng làm sống lại mối liên hệ doanh thương chặt chẽ với Tripoli như đã có trong nhiều thập niên qua. Thông tín viên Sabina Castelfranco tường trình cho Đài VOA từ Rome.

Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi sẽ gặp người đứng đầu phe nổi dậy Libya Mahmoud Jibril vào ngày thứ Tư tại Milan. Cuộc họp sẽ diễn ra khi ông Jibril đến Paris hoặc từ Paris trở lại, nơi ông gặp các giới chức của nhà cầm quyền Pháp.

Bộ trưởng Ngoại giao Ý Franco Frattini nói ông hy vọng những hợp đồng của các công ty Ý tại Libya sẽ được một chính phủ mới tôn trọng nếu phe nổi dậy lật đổ ông Moammar Gadhafi.

Các Diễn Biến Quan Trọng Của Cuộc Nổi Dậy Libya

  • 15 tháng 2, 2011: Nổi dậy ở thành phố Benghazi được khơi nguồn từ cuộc cách mạng Mùa Xuân A-rập ở Tunisia và Ai Cập.
  • 26 tháng 2, 2011: Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc áp đặt trừng phạt lên ông Moammar Gadhafi và gia đình, kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra cuộc đàn áp những người nổi dậy.
  • 19 tháng 3, 2011: Được Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm; Hoa Kỳ, Anh và Pháp không kích Libya để chận đà tiến của lực lượng Gadhafi.
  • 26 tháng 3, 2011: Phe nổi dậy chiếm được thành phố quan trọng Ajdabiya.
  • 30 tháng 3, 2011: Ngoại trưởng Moussa Koussa đào thoát sang Anh. Một số giới chức Libya cao cấp khác noi gương.
  • 30 tháng 4, 2011: Tên lửa của NATO giết chết người con út và 3 cháu nội của ông Gadhafi.
  • 7 tháng 6, 2011: Ông Gadhafi tuyên bố trên đài truyền hình sẽ không bao giờ đầu hàng.
  • 27 tháng 6, 2011: Tòa án Hình sự Quốc tế ra trát bắt giam ông Gadhafi, người con trai Seif al-Islam, và Giám đốc tình báo Abdullah al-Senussi, về tội ác chống nhân loại.
  • 15 tháng 7, 2011: Hoa Kỳ công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia là chính phủ hợp pháp của Libya.
  • 28 tháng 7, 2011: Cựu Bộ trưởng Nội vụ Abdel Fattah Younes, chạy sang phe nổi dậy hồi tháng 2 và làm tư lệnh quân sự cho phe này, bị giết chết.
  • 14 tháng 8, 2011: Phe nổi dậy tuyên bố chiếm được thị trấn chiến lược Zawiyah, nhưng tiếng súng dữ dội vẫn còn.
  • 20 tháng 8, 2011: Phe nổi dậy mở cuộc tấn công lần đầu tiên vào thủ đô Tripoli, có phối hợp với NATO.

Ý là đồng minh châu Âu thân cận nhất của Moammar Gadhafi cho đến khi nước này chuyển sang hậu thuẫn cho phe nổi dậy vào tháng 4 vừa qua. Hiện nay Ý hy vọng làm sống lại những mối liên hệ doanh thương mạnh mẽ với nước cựu thuộc địa này một khi cuộc xung đột chấm dứt.

Nhà cầm quyền Ý nói ông Moammar Gadhafi và con trai của ông cần phải bị bắt giữ và đem ra xét xử trước Tòa án Hình sự Quốc tế tại the Hague. Ông Hafed Gaddur, đại sứ lâu năm của Libya tại Rome đã thay đổi chỗ đứng để gia nhập phe nổi dậy, nói Đại tá Gadhafi phải bị mang ra xét xử về những tội phạm chống lại nhân dân Libya.

Bộ trưởng Quốc phòng Ý Ignazio La Russa nói về lập trường của chính phủ Ý, rằng Ý luôn luôn hy vọng ông Gadhafi tự nguyện từ bỏ quyền hành tại Libya và tiếp tục hy vọng điều này. Ông nói Ý cũng hy vọng là đến cuối tháng 9 Libya sẽ hoàn toàn nằm trong tay chính phủ mới, để chính phủ này thực hiện công cuộc chuyển tiếp đến một hệ thống hoàn toàn dân chủ.

Đại sứ Gaddur nói Đại tá Gadhafi có phần chắc sẽ không đầu hàng. Ông nói thêm là nhà lãnh đạo Libya sẽ tẩu thoát hoặc bị bắt. Ông nói ông hy vọng việc bắt giữ ông Gadhafi sớm xảy ra để công cuộc chuyển tiếp cho Libya có thể được bắt đầu bằng việc thiết lập một chính phủ lâm thời.

Ông nói điều này sẽ là bước đầu tiên để thành lập một Quốc hội lập hiến. Một khi Hiến pháp được chấp thuận, những cuộc bầu cử tự do và công bằng sẽ được tổ chức.

Đại sứ Gaddur nói Ý vẫn là một đối tác ưu tiên với cựu thuộc địa. Những quyền lợi của Ý bao gồm những giếng dầu và những hợp đồng trị giá hàng tỉ đô la trong lãnh vực quốc phòng và xây dựng.

Các nhân vật chủ chốt trong chính quyền của ông Gadhafi

Đường dẫn liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG