Đường dẫn truy cập

Hoa Kỳ cắt tài trợ cho UNESCO sau cuộc biểu quyết về Palestine


The Mars Curiosity rover's robotic arm takes aim at Mount Sharp in a mosaic that combines navigation-camera imagery from Sols 2, 12 and 14 (Aug. 8, 18 and 20). The shadow of the rover's camera mast is visible in the center foreground.
The Mars Curiosity rover's robotic arm takes aim at Mount Sharp in a mosaic that combines navigation-camera imagery from Sols 2, 12 and 14 (Aug. 8, 18 and 20). The shadow of the rover's camera mast is visible in the center foreground.

Hoa Kỳ cho biết sẽ cắt các đóng góp tài chánh cho UNESCO, cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc sau khi diễn ra cuộc biểu quyết hôm thứ Hai, cho Palestine được hưởng quy chế thành viên thực thụ của tổ chức này.

Cuộc biểu quyết về Palestine đưa UNESCO ra trước ánh đèn sân khấu

Cuộc biểu quyết có tính cách lịch sử của UNESCO hôm thứ Hai, cấp quy chế thành viên thực thụ cho Palestine, khiến tổ chức này được cả thế giới chú ý.

Là tên gọi tắt của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc, UNESCO có nhiệm vụ cổ vũ các hoạt động xây dựng hòa bình, xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, phát triển khoa học và giáo dục, kể cả giáo dục về sex. Hai trọng điểm của UNESCO hiện nay là châu Phi và bình đẳng giới tính.

Hoạt động nổi bật nhất của UNESCO là chỉ định và bảo vệ các địa điểm di sản thế giới. Danh sách này đang có 936 địa điểm tại 153 quốc gia.

Trước đây, nhiều người ở Mỹ và ở những nơi khác xem UNESCO đã bị chính trị hóa và biến chất.

Năm 1984, Tổng thống Ronald Reagan đã rút Hoa Kỳ ra khỏi tư cách thành viên nhưng sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 lại tái gia nhập.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói sẽ không trao cho UNESCO 60 triệu đô la trong tháng 11 theo như quy định, bởi vì một đạo luật đã có từ lâu cấm Hoa Kỳ ủng hộ cho bất cứ cơ quan Liên Hiệp Quốc nào chấp thuận Palestine làm thành viên.

Hiện nay Hoa Kỳ là nguồn tài trợ lớn nhất cho UNESCO, cung cấp 22% ngân sách của cơ quan này.

Sáng thứ Hai, UNESCO đã biểu quyết chấp thuận quy chế thành viên thực thụ của Palestine với 107 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 52 phiếu trắng.

Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ cùng với tất cả các nước Ả Rập, các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, và Châu Á trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Israel, Hoa Kỳ, Canada, và Đức bỏ phiếu chống. Nhật Bản và Anh bỏ phiếu trắng.

Theo đòi hỏi thì phải được 2 phần ba số phiếu trong 193 ghế thành viên của tổ chức này chấp thuận thì mới có hiệu lực.

Tòa Bạch Ốc gọi quyết định của UNESCO là “quá sớm,” và gây phương hại tới mục đích của cộng đồng quốc tế về một kế hoạch hòa bình toàn diện cho vùng Trung Đông.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói hành động này là một sơ sót trong trách vụ khởi động lại hội nghị hòa bình trực tiếp giữa Israel và Palestine. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice gọi cuộc biểu quyết này là “gây tai hại sâu đậm cho UNESCO.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG