Các cường quốc thế giới và Iran đang gia tăng nỗ lực tiến tới một vòng hội đàm mới tại Geneve trong tháng này để bàn về chương trình hạt nhân của Iran. Hoa Kỳ và các đồng minh muốn Iran thực hiện các biện pháp cụ thể để chứng tỏ là họ không -và sẽ không- theo đuổi võ khí hạt nhân. Nhưng Iran muốn nới lỏng các biện pháp chế tài của quốc tế gây thiệt hại nặng nề cho nước họ.
Ý kiến này đã được Tổng thống Iran Hassan Rouhani, lập đi lập lại nhiều lần trên mạng Tweeter của ông hay trong bài diễn văn đọc trước Liên Hiệp Quốc. Tân Tổng thống Iran nói rằng đã tới lúc chấm dứt các biện pháp chế tài kinh tế.
Đối với nhân dân Iran, các biện pháp chế tài quốc tế đã tàn phá tai hại.
Chỉ tệ của Iran, đồng rial, đã sụt giá mạnh năm 2011, mất hơn 80% trị giá so với đô la Mỹ. Giá hàng tiêu dùng tăng cao khoảng 40%. Xuất khẩu dầu hỏa đã cạn kiệt khiến Iran thiệt hại khoảng 100 triệu đô la một ngày.
Và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, một số ước tính cho thấy tỉ lệ thất nghiệp khoảng 30%.
Nhà phân tích Iran Michael Singh nói rằng tất cả những thứ đó gây áp lực đối với ông Rouhani để thực hiện một thỏa thuận. Ông nhận định:
“Iran hết sức cần được nới lỏng các biện pháp chế tài.Việc đó sẽ không giúp Iran khá hơn trong vòng một năm, chẳng hạn. Nhưng điều ông Rouhani có ý định thực hiện thậm chí sẽ cần thiết hơn trong vòng một năm so với hiện nay.”
Nhưng được nới lỏng sẽ không dễ dàng – một ý kiến trong nước do các nhà lập pháp Hoa Kỳ đưa ra trong buổi điều trần mới đây về Iran nói:
“Mặc dầu chúng ta hoan nghênh việc mở cửa ngoại giao của Iran thì điều đó không thể được sử dụng để mua thời gian.
Nhưng Tổng thống Rouhani đã lặp lại nhiều lần và khẳng định rằng Iran phải được giữ lại quyền tinh luyện uranium.
Ông David Algright, tại Viện Khoa học và An ninh Quốc Tế nói rằng điều đó không đứng vững được với Hoa Kỳ và các cường quốc khác. Ông nói:
“Trên quan điểm của Iran, họ có thể phải trải qua một phản ứng trước giá cao phải trả bây giờ. Các biện pháp chế tài đó sẽ không sớm được gỡ bỏ.”
Điều đó có nghĩa là khó khăn lớn nhất của Tổng thống Rouhani có thể là việc đối phó với những người Iran bình thường, những người cảm thấy ngày càng bị khó khăn trong đời sống.
Ông Michael Ohanlon tại viện Brookling nói:
“Ông Rouhani sẽ phải quyết định xem có chấp nhận tình trạng ngày càng bị mất đi sự hâm mộ của nhân dân nước ông bằng cách tiếp tục một chương trình võ khí hạt nhân đã dẫn tới những cơ cực lớn lao cho Iran hay không.”
Tất cả những điều này khiến nhân dân Iran vốn hết sức mong muốn thay đổi sẽ bị kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của khó khăn kinh tế trong khi những người thuộc đẳng cấp cao trong xã hội Iran quyết định xem nước cờ kế tiếp sẽ đi như thế nào.
Ý kiến này đã được Tổng thống Iran Hassan Rouhani, lập đi lập lại nhiều lần trên mạng Tweeter của ông hay trong bài diễn văn đọc trước Liên Hiệp Quốc. Tân Tổng thống Iran nói rằng đã tới lúc chấm dứt các biện pháp chế tài kinh tế.
Đối với nhân dân Iran, các biện pháp chế tài quốc tế đã tàn phá tai hại.
Chỉ tệ của Iran, đồng rial, đã sụt giá mạnh năm 2011, mất hơn 80% trị giá so với đô la Mỹ. Giá hàng tiêu dùng tăng cao khoảng 40%. Xuất khẩu dầu hỏa đã cạn kiệt khiến Iran thiệt hại khoảng 100 triệu đô la một ngày.
Và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, một số ước tính cho thấy tỉ lệ thất nghiệp khoảng 30%.
Nhà phân tích Iran Michael Singh nói rằng tất cả những thứ đó gây áp lực đối với ông Rouhani để thực hiện một thỏa thuận. Ông nhận định:
“Iran hết sức cần được nới lỏng các biện pháp chế tài.Việc đó sẽ không giúp Iran khá hơn trong vòng một năm, chẳng hạn. Nhưng điều ông Rouhani có ý định thực hiện thậm chí sẽ cần thiết hơn trong vòng một năm so với hiện nay.”
Nhưng được nới lỏng sẽ không dễ dàng – một ý kiến trong nước do các nhà lập pháp Hoa Kỳ đưa ra trong buổi điều trần mới đây về Iran nói:
“Mặc dầu chúng ta hoan nghênh việc mở cửa ngoại giao của Iran thì điều đó không thể được sử dụng để mua thời gian.
Nhưng Tổng thống Rouhani đã lặp lại nhiều lần và khẳng định rằng Iran phải được giữ lại quyền tinh luyện uranium.
Ông David Algright, tại Viện Khoa học và An ninh Quốc Tế nói rằng điều đó không đứng vững được với Hoa Kỳ và các cường quốc khác. Ông nói:
“Trên quan điểm của Iran, họ có thể phải trải qua một phản ứng trước giá cao phải trả bây giờ. Các biện pháp chế tài đó sẽ không sớm được gỡ bỏ.”
Điều đó có nghĩa là khó khăn lớn nhất của Tổng thống Rouhani có thể là việc đối phó với những người Iran bình thường, những người cảm thấy ngày càng bị khó khăn trong đời sống.
Ông Michael Ohanlon tại viện Brookling nói:
“Ông Rouhani sẽ phải quyết định xem có chấp nhận tình trạng ngày càng bị mất đi sự hâm mộ của nhân dân nước ông bằng cách tiếp tục một chương trình võ khí hạt nhân đã dẫn tới những cơ cực lớn lao cho Iran hay không.”
Tất cả những điều này khiến nhân dân Iran vốn hết sức mong muốn thay đổi sẽ bị kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của khó khăn kinh tế trong khi những người thuộc đẳng cấp cao trong xã hội Iran quyết định xem nước cờ kế tiếp sẽ đi như thế nào.