Các đám cháy rừng ở tỉnh Riau của Indonesia vẫn bùng cháy dữ dội, một tuần sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố. Từ Jakarta, thông tín viên VOA Kate Lamb tường thuật về các nỗ lực của chính phủ trung ương nhằm dập tắt các đám cháy rừng, cũng như xử lý vấn đề gai góc là chuyện khói bụi lan sang các nước khác.
Tuần qua, chính phủ Indonesia đã sử dụng máy bay chữa cháy cũng như sử dụng biện pháp gây mưa nhằm kiểm soát các đám cháy rừng dữ dội lan khắp các cánh rừng ở Riau.
Nhưng tin cho hay, khoảng 8000 hectare rừng vẫn chìm trong biển lửa.
Lên tiếng từ thủ phủ của Riau là Pekanbaru, ông Sutopo Nugroho, phát ngôn viên của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia, cho biết tình hình có thể còn xấu hơn nữa.
Ông cho biết đợt khô nóng kéo dài trước khi sang hè có thể làm các đám cháy bùng lên mạnh hơn nữa. Ông nói rằng nếu không có những hành động hiệu quả nhằm dập tắt các đám cháy hiện thời, nguồn cung ứng lương thực và năng lượng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tuần qua, lửa thiêu rụi nhiều vùng đất lớn, các chuyến bay bị hoãn và trường học phải đóng cửa. Khói bụi cũng làm tăng vọt các bệnh về hô hấp.
Tỉnh Riau nằm trên đảo Sumatra là nơi sản xuất nhiều dầu cọ và dù có chính sách không đốt rừng làm rẫy, các vùng đất rừng vẫn thường xuyên bị đốt một cách trái phép để lấy đất canh tác.
Ông Yuyun Indradi của tổ chức Hòa Bình Xanh Indonesia nói rằng các đám cháy rừng ở Riau là một vấn đề xảy ra định kỳ và chính phủ đã không thực sự xử lý vấn đề này. Ông nói:
“Thực ra việc giám sát các điểm nóng rất dễ dàng vì có phương tiện miễn phí để giám sát các điểm nóng mà chính phủ có thể sử dụng. Nhưng điều đáng nói là ý chí chính trị cũng như sự nghiêm túc để giải quyết vấn đề này”.
Ông Indradi nói các điểm nóng ở Riau thoạt đầu đã được xác định bằng các hình ảnh vệ tinh vào tháng Một vừa qua nhưng chính phủ đã không hành động ngay lập tức.
Các đám cháy rừng hàng năm trên các đảo Sumatra và Kalimantan đang ngày càng trở thành một vấn đề không riêng cho Indonesia mà cho cả các nước láng giềng.
Các đồn điền khai thác gỗ và dầu cọ ở đây cũng do các công ty có trụ sở ở Malaysia và Singapore quản lý, và vì vậy cho nên, Indonesia không muốn nhận lãnh mọi trách nhiệm.
Nhưng năm ngoái Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã bị buộc phải xin lỗi các nước láng giềng Singapore và Malaysia sau khi hai nước này bị bao phủ bởi các đám khói bụi mù mịt.
Việc chuyển hướng gió, thường xảy ra lúc này vào cuối mùa mưa, nhiều khả năng sẽ dẫn tới tình trạng khói bụi.
Sau khi đối mặt với các khoản thiệt hại tài chính gần 1 tỷ đôla vì khói bụi năm ngoái, Singapore quyết tâm tự xử lý vấn đề bằng cách soạn thảo dự luật riêng về tình trạng khói bụi xuyên biên giới.
Nếu được thông qua, dự luật sẽ cho phép chính phủ xử phạt các công ty chịu trách nhiệm gây ra cháy rừng và tình trạng khói bụi kèm theo những khoản tiền phạt lên tới 300 nghìn đôla.
Chuyên gia về bền vững và biến đổi khí hậu Fitrian Ardiansyah nói rằng dự luật có thể giúp xử lý tận gốc rễ vấn đề:
“Nếu ta chỉ tóm được những ai gây ra các đám cháy tại thực địa, phần đông họ chỉ là các nông dân hay những nhà thầu nghèo khổ hoặc những người đại loại như vậy. Nếu ta thực sự nhắm vào các công ty hay bất kỳ ai cung cấp tài chính cho họ thì đó sẽ là các dấu hiệu tốt đối với thị trường cũng như đối với ngành sản xuất dầu cọ để họ rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng, và cần được các chính phủ liên quan trong khu vực xử lý”.
Dự luật nhắm vào các công ty nước ngoài cũng như các công ty đặt trụ sở ở Singapore, nhưng khó có thể truy tố được những người hoạt động ngoài biên giới của quốc gia thành phố này.
Ông Ardiansyah nói rằng dự luật cần phải nhận được sự phối hợp và các biện pháp mạnh mẽ từ chính phủ Indonesia.
Indonesia là nước duy nhất chưa ký hiệp ước của ASEAN về tình trạng khói bụi xuyên biên giới, một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý, theo đó các quốc gia phải hợp tác để ngăn chặn nạn cháy rừng.
Tuần qua, chính phủ Indonesia đã sử dụng máy bay chữa cháy cũng như sử dụng biện pháp gây mưa nhằm kiểm soát các đám cháy rừng dữ dội lan khắp các cánh rừng ở Riau.
Nhưng tin cho hay, khoảng 8000 hectare rừng vẫn chìm trong biển lửa.
Lên tiếng từ thủ phủ của Riau là Pekanbaru, ông Sutopo Nugroho, phát ngôn viên của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia, cho biết tình hình có thể còn xấu hơn nữa.
Ông cho biết đợt khô nóng kéo dài trước khi sang hè có thể làm các đám cháy bùng lên mạnh hơn nữa. Ông nói rằng nếu không có những hành động hiệu quả nhằm dập tắt các đám cháy hiện thời, nguồn cung ứng lương thực và năng lượng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tuần qua, lửa thiêu rụi nhiều vùng đất lớn, các chuyến bay bị hoãn và trường học phải đóng cửa. Khói bụi cũng làm tăng vọt các bệnh về hô hấp.
Tỉnh Riau nằm trên đảo Sumatra là nơi sản xuất nhiều dầu cọ và dù có chính sách không đốt rừng làm rẫy, các vùng đất rừng vẫn thường xuyên bị đốt một cách trái phép để lấy đất canh tác.
Ông Yuyun Indradi của tổ chức Hòa Bình Xanh Indonesia nói rằng các đám cháy rừng ở Riau là một vấn đề xảy ra định kỳ và chính phủ đã không thực sự xử lý vấn đề này. Ông nói:
“Thực ra việc giám sát các điểm nóng rất dễ dàng vì có phương tiện miễn phí để giám sát các điểm nóng mà chính phủ có thể sử dụng. Nhưng điều đáng nói là ý chí chính trị cũng như sự nghiêm túc để giải quyết vấn đề này”.
Ông Indradi nói các điểm nóng ở Riau thoạt đầu đã được xác định bằng các hình ảnh vệ tinh vào tháng Một vừa qua nhưng chính phủ đã không hành động ngay lập tức.
Các đám cháy rừng hàng năm trên các đảo Sumatra và Kalimantan đang ngày càng trở thành một vấn đề không riêng cho Indonesia mà cho cả các nước láng giềng.
Các đồn điền khai thác gỗ và dầu cọ ở đây cũng do các công ty có trụ sở ở Malaysia và Singapore quản lý, và vì vậy cho nên, Indonesia không muốn nhận lãnh mọi trách nhiệm.
Nhưng năm ngoái Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã bị buộc phải xin lỗi các nước láng giềng Singapore và Malaysia sau khi hai nước này bị bao phủ bởi các đám khói bụi mù mịt.
Việc chuyển hướng gió, thường xảy ra lúc này vào cuối mùa mưa, nhiều khả năng sẽ dẫn tới tình trạng khói bụi.
Sau khi đối mặt với các khoản thiệt hại tài chính gần 1 tỷ đôla vì khói bụi năm ngoái, Singapore quyết tâm tự xử lý vấn đề bằng cách soạn thảo dự luật riêng về tình trạng khói bụi xuyên biên giới.
Nếu được thông qua, dự luật sẽ cho phép chính phủ xử phạt các công ty chịu trách nhiệm gây ra cháy rừng và tình trạng khói bụi kèm theo những khoản tiền phạt lên tới 300 nghìn đôla.
Chuyên gia về bền vững và biến đổi khí hậu Fitrian Ardiansyah nói rằng dự luật có thể giúp xử lý tận gốc rễ vấn đề:
“Nếu ta chỉ tóm được những ai gây ra các đám cháy tại thực địa, phần đông họ chỉ là các nông dân hay những nhà thầu nghèo khổ hoặc những người đại loại như vậy. Nếu ta thực sự nhắm vào các công ty hay bất kỳ ai cung cấp tài chính cho họ thì đó sẽ là các dấu hiệu tốt đối với thị trường cũng như đối với ngành sản xuất dầu cọ để họ rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng, và cần được các chính phủ liên quan trong khu vực xử lý”.
Dự luật nhắm vào các công ty nước ngoài cũng như các công ty đặt trụ sở ở Singapore, nhưng khó có thể truy tố được những người hoạt động ngoài biên giới của quốc gia thành phố này.
Ông Ardiansyah nói rằng dự luật cần phải nhận được sự phối hợp và các biện pháp mạnh mẽ từ chính phủ Indonesia.
Indonesia là nước duy nhất chưa ký hiệp ước của ASEAN về tình trạng khói bụi xuyên biên giới, một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý, theo đó các quốc gia phải hợp tác để ngăn chặn nạn cháy rừng.