SYDNEY —
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết các kế hoạch của Canberra nhằm xua đuổi các tàu tị nạn ra khỏi hải phận Australia có thể gây phương hại cho các mối quan hệ song phương. Thông tín viên VOA Phil Mercer tường thuật rằng cảnh báo này được đưa ra trong lúc ông Tony Abbott, tân thủ tướng thuộc phe bảo thủ của Australia, chuẩn bị đến thăm Jakarta vào tuần sau.
Để ngăn chận dòng người tị nạn không ngớt kéo tới Australia bằng đường biển, tân chính phủ bảo thủ của Australia đã đề ra kế hoạch để kéo các chiếc tàu của người xin tị nạn ra khỏi lãnh hải của họ. Hầu hết các chiếc tàu xâm nhập trái phép vào lãnh hải Australia sẽ được đưa tới Indonesia, là nơi phát xuất của đa số các chiếc tàu này.
Kế hoạch đó đã khiến cho giới hữu trách Indonesia tức giận. Sau các cuộc họp trong tuần này tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York với Ngoại trưởng Julie Bishop của Australia, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã đưa ra một thông cáo, trong đó ông nhấn mạnh rằng bất kỳ hành động đơn phương nào của Australia cũng đều có thể gây thương tổn cho sự hợp tác chặt chẽ và sự tin tưởng giữa hai nước.
Jakarta cho rằng chính sách “kéo tàu về chỗ cũ” (tow-back) của Canberra sẽ vi phạm chủ quyền của Indonesia.
Nhưng lập luận đó đã gây phẫn nộ cho cựu Ngoại trưởng Australia Alexander Downer. Ông Downer đã lên tiếng chỉ trích các giới chức Indonesia là đạo đức giả.
"Tôi xin nói điểm này cho ông Natalegawa hiểu rõ. Những chiếc tàu của Indonesia, những chiếc tàu mang cờ Indonesia với thủy thủ đoàn là người Indonesia, đang vi phạm luật pháp của chúng tôi qua việc đưa người vào lãnh hải của chúng tôi. Đây là một hành động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi."
Thủ tướng Australia Tony Abbott sẽ đến thăm Indonesia vào tuần sau trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi lên nhậm chức hôm 18 tháng 9. Ông Abbott đã gạt qua một bên những mối bất đồng giữa Canberra và Jakarta về vấn đề thuyền nhân. Ông cho rằng đây là một vấn đề nhỏ nhặt và sẽ nhanh chóng qua đi. Ông cũng khẳng định quyết tâm duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với Indonesia.
Tuy nhiên, ông Chris Bowen, quyền lãnh tụ đảng Lao động thuộc phe đối lập, cho rằng sự chỉ trích của ngoại trưởng Natalegawa đối với Australia cho thấy quan hệ giữa hai nước khá căng thẳng. Ông Bowen phát biểu như sau:
"Nếu tôi nhớ không lầm thì từ trước tới nay chưa có một vị ngoại trưởng nào của Indonesia hành động như vậy trong mối quan hệ với Australia. Điều này nêu bật tính chất nghiêm trọng của cách tiếp cận của Indonesia. Nó nêu rõ sự kiện là vấn đề này là một mối đe dọa đối với một mối quan hệ song phương quan trọng."
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cũng cảnh báo tân chính phủ ở Canberra là nếu không có sự hợp tác của Indonesia thì Australia sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi muốn đưa thuyền của người xin tị nạn trở lại nơi xuất phát.
Chính phủ trước của đảng Lao động đã tăng số người được Australia cấp qui chế tị nạn vì lý do nhân đạo từ 13.750 người mỗi năm lên tới 20.000 người. Thủ tướng Abbott cho biết chính phủ ông dự trù giảm con số này xuống tới mức cũ để tiết kiệm ngân sách.
Để ngăn chận dòng người tị nạn không ngớt kéo tới Australia bằng đường biển, tân chính phủ bảo thủ của Australia đã đề ra kế hoạch để kéo các chiếc tàu của người xin tị nạn ra khỏi lãnh hải của họ. Hầu hết các chiếc tàu xâm nhập trái phép vào lãnh hải Australia sẽ được đưa tới Indonesia, là nơi phát xuất của đa số các chiếc tàu này.
Kế hoạch đó đã khiến cho giới hữu trách Indonesia tức giận. Sau các cuộc họp trong tuần này tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York với Ngoại trưởng Julie Bishop của Australia, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã đưa ra một thông cáo, trong đó ông nhấn mạnh rằng bất kỳ hành động đơn phương nào của Australia cũng đều có thể gây thương tổn cho sự hợp tác chặt chẽ và sự tin tưởng giữa hai nước.
Jakarta cho rằng chính sách “kéo tàu về chỗ cũ” (tow-back) của Canberra sẽ vi phạm chủ quyền của Indonesia.
Nhưng lập luận đó đã gây phẫn nộ cho cựu Ngoại trưởng Australia Alexander Downer. Ông Downer đã lên tiếng chỉ trích các giới chức Indonesia là đạo đức giả.
"Tôi xin nói điểm này cho ông Natalegawa hiểu rõ. Những chiếc tàu của Indonesia, những chiếc tàu mang cờ Indonesia với thủy thủ đoàn là người Indonesia, đang vi phạm luật pháp của chúng tôi qua việc đưa người vào lãnh hải của chúng tôi. Đây là một hành động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi."
Thủ tướng Australia Tony Abbott sẽ đến thăm Indonesia vào tuần sau trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi lên nhậm chức hôm 18 tháng 9. Ông Abbott đã gạt qua một bên những mối bất đồng giữa Canberra và Jakarta về vấn đề thuyền nhân. Ông cho rằng đây là một vấn đề nhỏ nhặt và sẽ nhanh chóng qua đi. Ông cũng khẳng định quyết tâm duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với Indonesia.
Tuy nhiên, ông Chris Bowen, quyền lãnh tụ đảng Lao động thuộc phe đối lập, cho rằng sự chỉ trích của ngoại trưởng Natalegawa đối với Australia cho thấy quan hệ giữa hai nước khá căng thẳng. Ông Bowen phát biểu như sau:
"Nếu tôi nhớ không lầm thì từ trước tới nay chưa có một vị ngoại trưởng nào của Indonesia hành động như vậy trong mối quan hệ với Australia. Điều này nêu bật tính chất nghiêm trọng của cách tiếp cận của Indonesia. Nó nêu rõ sự kiện là vấn đề này là một mối đe dọa đối với một mối quan hệ song phương quan trọng."
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cũng cảnh báo tân chính phủ ở Canberra là nếu không có sự hợp tác của Indonesia thì Australia sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi muốn đưa thuyền của người xin tị nạn trở lại nơi xuất phát.
Chính phủ trước của đảng Lao động đã tăng số người được Australia cấp qui chế tị nạn vì lý do nhân đạo từ 13.750 người mỗi năm lên tới 20.000 người. Thủ tướng Abbott cho biết chính phủ ông dự trù giảm con số này xuống tới mức cũ để tiết kiệm ngân sách.