Một cuộc khảo cứu vừa được công bố ở Ấn Độ đo lường những gì mà bất cứ ai từng sống hay đến thăm nước này vẫn nghi ngờ; đó là một số vấn đề rất nghiêm trọng về xử lý chất thải.
Bản phúc trình do Trung tâm Khoa học và Môi trường ở New Delhi soạn thảo, có tựa là “Excreta Matters,” tạm dịch nghĩa là “Những vấn đề về chất thải.” Bản phúc trình đi đến kết luận rằng sự tăng trưởng bùng nổ của các thành phố lớn ở Ấn Độ đang vượt quá nhanh khả năng xử lý chất thải của các thành phố.
Ông Nitya Jacob, giám đốc chương trình về nước của Trung tâm nói:
“Các hệ thống cống rãnh không được quy hoạch hoặc quy hoạch tồi tệ đến mức các thành phố đang phải đối phó với thách thức gần như không thể giải quyết nổi về việc xử lý các chất thải của con người trong vòng 10 năm sắp tới. Nếu ta nhìn vào phần lớn các con sông của Ấn Độ, thì sẽ thấy là chúng bị ô nhiễm trầm trọng và phần lớn ô nhiễm là do rác rưởi thải ra sông.”
Bản phúc trình đã được sự chú ý của ông Uday Bhashkar, một trong những chuyên gia phân tích về an ninh quốc gia nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Ông tóm lược vấn đề một cách thẳng thắn như sau:
“Ấn Độ đang trôi nổi trên rác rưởi. Ý là dùng chữ nhẹ nhàng hơn.
Là người trước đây đã từng viết về các vấn đề địa lý chính trị như khủng bố và quốc phòng, nay ông Bhaskar tập trung chú ý vào điều ông gọi là một vấn đề vệ sinh mang tính cấp bách về “sự an toàn của con người.”
Ông nói người Ấn Độ cần phải xử lý nước một cách bền vững, chứ không nên dựa vào mưa mùa để đem lại cho họ nguồn cung ứng tươi tốt:
“Nếu mùa mưa bị rối loạn, vì các lý do khí hậu, nếu Nam Á chịu 3 mùa mưa xấu, thì trong tư cách một chuyên gia về an ninh, tôi thực sự lo sợ về các hậu quả. Do đó tôi nghĩ nó đã trở thành một vấn đề địa lý chính trị hết sức to lớn.”
Ông Nitya Jacob thuộc Trung tâm Khoa Học và Môi trường, nói rằng các kỹ thuật xử lý rác rưởi của Ấn Độ bị kẹt trong một sự biến chuyển về thời gian:
“Tất cả các thành phố đều có các hệ thống cấp nước ở địa phương.Gần như tất cả đều không thể sử dụng được, chỉ vì các hệ thống cống rãnh đều bị quản lý sai trái đến độ các hệ thống này bị ô nhiễm không thể sửa chữa nổi. Hầu hết các nhá máy xử lý rác ở Ấn Độ gần như đã có từ những năm 1970, và 1980.”
Bản phúc trình “Các vấn đề chất thải” nêu ra rằng nhiều con sông chính của Ấn Độ nay được dùng chẳng khác gì các ống cống cho những thành phố lớn quá khổ dọc theo các bờ sông. Sự kiện này châm ngòi cho các vấn đề về y tế công cộng như sụ lan truyền của các bệnh lan truyền qua nước.
Ông Bhaskar nói Ấn Độ không phải là nước duy nhất phải đối phó với những thách thức về xử lý chất thải, nhưng ông nói rằng các tục lệ cổ xưa của nước này có thể là một yếu tố đưa đến sự thờ ơ của công chúng đối với vấn đề vệ sinh.
“Tại Ấn Độ, tôi nghĩ theo một cách hơi phức tạp, là chúng ta có một hệ thống giai cấp. Chúng ta vẫn có hệ thống giai cấp và trong đó có một tầng lớp người đã được chỉ định là những người sẽ phải lo về chất thải của con người. Do đó, giai cấp thượng lưu ở Ấn Độ không muốn dính dáng gì đến rác rưởi của họ cả. Đó không phải là một giải pháp có thể chấp nhận được.”
Một cuộc khảo cứu riêng do Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc vừa công bố kết luận rằng gần 30 triệu em học sinh không có nhà cầu dưới bất cứ hình thức nào để sử dụng. Chính cuộc khảo cứu này cũng kết luận rằng 7 triệu trẻ em không có nước an toàn để sử dụng.
Ấn Độ: Các chuyên gia cảnh báo tình trạng khủng hoảng về xử lý chất thải
- Kurt Achin
Mặc dầu là một trong các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, Ấn Độ vẫn còn phải đối phó với những thách thức cơ bản như việc không đủ khả năng cung cấp một cách đầy đủ nước sạch và vệ sinh thích đáng cho phần lớn dân chúng.