Trường ở Orgram, bang Tây Bengal này của Ấn Độ có một điều lạ lùng để tự hào.
Đây là trường Hồi Giáo duy nhất tại Ấn Độ – nơi tín đồ Hồi Giáo là thiểu số.
Hơn 60% học sinh của trường là tín đồ Ấn giáo. Phụ huynh học sinh từ các làng chung quanh nói rằng, họ thích trường này hơn các trường khác vì tính ôn hòa và đường lối giáo dục tổng hợp của nhà trường.
Tài liệu giáo dục và thực phẩm được cung cấp miễn phí cho học sinh và chương trình học chú trọng nhiều tới toán học, khoa học và các kỹ năng thực tế như sử dụng máy vi tính.
Các lớp dạy tiếng Ả Rập và Hồi Giáo là đòi hỏi chính yếu đối với mọi học sinh – và chỉ có thế mà thôi khi nói đến những gì về tôn giáo mà học sinh phải học tại trường này.
Một học sinh nói rằng nhiều bạn bè Ấn Giáo hỏi đùa em rằng, làm sao một tín đồ Ấn Giáo có thể học tại một madrassa Hồi Giáo? Em cho biết, em đã nói với các bạn là họ đã lầm - rằng trường Hồi Giáo hiện đại này có mục đích dạy học sinh tất cả mọi tôn giáo. Em nói với họ rằng, em có thể học tại một trường Hồi Giáo nhưng vẫn là một người Ấn Giáo.
Một nữ sinh nói rằng, em không thấy Hồi Giáo khác gì với Ấn Giáo, cả hai đạo đều truyền bá cùng một thông điệp hòa bình. Em cho biết, sau khi học ở đây em đã hiểu được Hồi Giáo sâu xa hơn và việc đó đã khiến em thân cận hơn với tín đồ Hồi Giáo trong xã hội.
Trường Hồi Giáo Orgram được công nhận năm 2008 là một trong hơn 500 trường được gọi là “trường Hồi Giáo kiểu mẫu” tại Tây Bengal, đủ điều kiện để được nhận sự hỗ trợ của chính phủ. Các trường này hy vọng là có thể đứng riêng, khác với những trường Hồi Giáo có tính ý thức hệ hơn, đặc biệt là tại các lân quốc Afghanistan và Pakistan thường bị chỉ trích là khơi dạy chủ nghĩa cực đoan và khuynh hướng quá khích.
Tín đồ Hồi Giáo chiếm hơn 13% dân số Ấn Độ gồm hơn một tỉ người. Hiệu trưởng Anwar Hussain nói rằng trường của ông cung cấp phương tiện mới để dậy các tín đồ Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo hầu vượt quá lịch sử thường hay có bạo động giữa tín đồ hai tôn giáo này.
Ông nói rằng, trường này đôi khi mời các phụ huynh Hồi Giáo và Ấn Giáo tới các buổi hội thảo để quảng bá việc gia tăng tiếp xúc giữa Hồi Giáo và Ấn Giáo. Người Hồi Giáo, đặc biệt là phụ nữ Hồi Giáo, thường bảo thủ hơn, sẽ được khuyến khích giao tiếp và trao đổi. Ông nói rằng bằng cách đó, trường Hồi Giáo sẽ đóng một vai trò lớn trong việc duy trì hòa hợp cộng đồng.
Ông Hussain nói rằng, trường này cổ võ một tinh thần bình đẳng – cho dù là tôn giáo hay kinh tế.
Ông cho biết, học sinh Ấn Giáo thuộc tất cả mọi giai cấp xã hội theo học tại trường này và hòa nhập với nhau không phân biệt. Ông nói rằng nếu một học sinh Ấn Giáo ở giai cấp thấp tụ họp tại nhà ông, thì thường là các học sinh thuộc giai cấp thượng lưu Ấn Giáo cũng sẽ tham dự. Mặt khác, các học sinh thuộc giai cấp cao hay Brahmin, cũng thường mời các học sinh thuộc giai cấp thấp và thuộc các bộ tộc tới dự. Ông Hussain nói rằng, đối với các học sinh thì sự phân chia giai cấp và giai cấp thấp hèn không ai động chạm đến là chuyện trong quá khứ.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều ca ngợi trường Hồi Giáo kiểu mẫu này.
Sami Mubarak là giáo sĩ của đền thờ Calcuta và cũng là phó chủ tịch một tổ chức Hồi Giáo toàn quốc.
ông phàn nàn là không có một đền thờ nào trong địa phận trường học và các học sinh Hồi Giáo cũng như giáo viên không thể cầu nguyện. Ông gọi việc đó là hết sức sai lầm và không thể chấp nhận được.
Những tín đồ Hồi Giáo bảo thủ cũng bất mãn với chính sách để nam và nữ học sinh trong cùng một lớp học của trường này.
Ông nói rằng, nếu con trai và con gái học chung với nhau trong một lớp sau 6 tuổi thì đủ loại lộn xộn sẽ xảy ra. Ông nói rằng, Hồi Giáo ra lệnh phải phân chia nam nữ khi các học sinh lên 7 tuổi. Ông một mực cho rằng Hồi Giáo cấm các học sinh nam nữ lớn hơn học chung một lớp.
Nhưng, các giáo viên tại trường Hồi Giáo Orgram nói rằng cả hai giới tính đều phải sống chung trong đời sống thực tại – vì thế ngay bây giờ các học sinh cũng phải bắt đầu học cách sống của đời sống thực tế đó. Còn về vấn đề cầu nguyện – trường này nói rằng, học sinh được tự do đi xuống phố tới đền thờ địa phương.
'Madrassa hiện đại' của Ấn Độ thay thế tính chính thống bằng tính dung chấp
- Kurt Achin
Trong những năm gần đây, các trường Hồi Giáo truyền thống, thường được gọi là madrassa, đã được công chúng chú ý với cảm tưởng tiêu cực. Tại Pakistan và Afghanistan, một số madrassa bị cáo buộc là khơi dậy chủ nghĩa Hồi Giáo quá khích và tranh đấu bạo động. Tại Ấn Độ, một loại madrassa mới đang xuất hiện – và tại đó tính dung chấp và thế tục đã được coi trọng hơn tính chính thống. Thông tín viên đài VOA, Kurt Achin, đã tìm thấy một “madrassa kiểu mẫu” như vậy tại bang Tây Bengal.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1