Một tổ chức nhân quyền nói rằng các vụ vi phạm tội ác kinh khủng nhắm vào thường dân tại Nam Sudan không có lý do nào khác hơn là sắc tộc của họ. Tổ chức vừa kể kêu gọi Liên Hiệp Quốc ủng hộ một ủy ban độc lập để điều tra về những tố giác về tội ác này.
Tổ chức Human Rights Watch bắt đầu thâu thập thông tin về việc tấn công nhắm vào người sắc tộc, một thời gian ngắn sau khi các vụ giao tranh nổ ra hồi tháng 12 giữa chính phủ và lực lượng đối lập.
Bà Leslie Lefkow phó giám đốc tổ chức này của phân bộ Châu Phi cho biết:
“Những gì chúng tôi thấy, một phần, là việc khơi dậy những vết thương cũ, những mối hận cũ, đã được khơi lại trong mấy tuần lễ mới đây – những mối hận được hình thành từ những hành động tàn ác thời quá khứ, trong cuộc nội chiến kéo dài ở Sudan, mà chưa bao giờ được giải quyết một cách đầy đủ -- hoặc trong các cuộc thương thuyết hòa bình -- hoặc trong mấy năm vừa qua khi Nam Sudan trở thành độc lập.”
Human Rights Watch chủ yếu tập trung vào Juba và Bor. Bà Lefkov nói:
“Những mô thức này khác biệt đôi chút. Chẳng hạn tại Juba, hầu hết các cuộc bạo động tập trung vào vài ngày đầu tiên sau khi vụ xung đột bắt đầu hôm 15 tháng 12. Tại Bor, thường dân đã là nạn nhân kẹt giữa hai lằn đạn của cuộc giao tranh quét qua Bor, bởi vì thị trấn này đã bị đổi tay nhiều lần trong tháng qua.”
Bà Lefkow cho thí dụ về những phát hiện của một vài nhóm:
"Chúng tôi thâu thập các tội ác rất nghiêm trọng ở Juba khi những người đàn ông Nuer được tìm ra tại nhiều khu xóm khác nhau bởi các binh sĩ tổ chức Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan, hay SPLA, những người đã tới từng nhà để gom dân chúng và đôi khi bắn những người đàn ông Nuer, chủ yếu dựa trên sắc tộc của họ."
Bà cho biết, người Dinka cũng bị nhắm tấn công:
"Tại Akobo chẳng hạn, trước đây, căn cứ của Liên Hiệp Quốc bị tấn công và một số cá nhân người Dinka, những người tới đó để tạm trú, đã bị giết. Chi tiết về những cuộc tấn công đó vẫn còn rất mù mờ, nhưng điều rõ ràng là dân chúng bị giết, ít nhất một phần dựa trên sắc tộc của họ Dinka."
Bà binh sĩ người Ấn Độ thuộc Lực lượng duy trì hòa bình Liên Hiệp Quốc cũng bị giết trong cuộc tấn công đó.
Human Rights Watch cũng đã thâu thập hồ sơ các trường hợp cướp bóc không phải chỉ tại nhà các thường dân mà còn do các cơ quan Liên Hiệp Quốc làm chủ. Bà Lefkow cho biết:
“Chuyện này có thể có những nguồn gốc rất lâu dài cũng như những hàm ý nghiêm trọng đối với khả năng của các cơ quan cứu trợ nhân đạo đã hoạt động tại nhiều nơi – cho Chương trình Thực phẩm Thế giới và các cơ quan khác, để phân phối thực phẩm, xe và các nhà kho của họ đã bị cướp phá. Và các thường dân hết sức cần tới những trợ giúp vừa kể trong những ngày sắp tới để đáp ứng các cuộc dời cư trên quy mô lớn xảy ra.”
Hơn 400 000 người đã phải dời cư trong phạm vi Nam Sudan và gần 100 000 người đã chạy lánh sang các nước láng giềng. Các giới chức Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ nói rằng đã có hằng ngàn người bị giết kể từ tháng 12.
Giới chức Human Rights Watch nói rằng nhiều bước quan trọng cần được thực hiện. Tổ chức này kêu gọi các nhà lãnh đạo của cả hai phía ra lệnh chống lại những hoạt động nhắm vào thường dân. Tiếp theo sau, bà nói, phải thiết lập một ủy ban điều tra quốc tế:
“Cuộc điều tra này cần có thành viên là những chuyên gia độc lập – những người có kinh nghiệm về Nam Sudan – với các cuộc điều tra về nhân quyền –về võ khí và đạn dược – cũng như kinh nghiệm về pháp lý. Loại điều tra này nếu được thực hiện một cách đáng tin cậy và độc lập, thì tôi nghĩ rằng đó sẽ là một bước quan trọng tiến về phía chữa lành, hòa giải và tiến trình công lý trong trường kỳ.”
Human Rights Watch nói rằng, một ủy ban như vậy phải phúc trình cho cả Liên hiệp Châu Phi lẫn Liên Hiệp Quốc. Hồi tháng trước, Liên hiệp Châu Phi đã đồng ý phải thiết lập một ủy ban điều tra.
Tổ chức Human Rights Watch bắt đầu thâu thập thông tin về việc tấn công nhắm vào người sắc tộc, một thời gian ngắn sau khi các vụ giao tranh nổ ra hồi tháng 12 giữa chính phủ và lực lượng đối lập.
Bà Leslie Lefkow phó giám đốc tổ chức này của phân bộ Châu Phi cho biết:
“Những gì chúng tôi thấy, một phần, là việc khơi dậy những vết thương cũ, những mối hận cũ, đã được khơi lại trong mấy tuần lễ mới đây – những mối hận được hình thành từ những hành động tàn ác thời quá khứ, trong cuộc nội chiến kéo dài ở Sudan, mà chưa bao giờ được giải quyết một cách đầy đủ -- hoặc trong các cuộc thương thuyết hòa bình -- hoặc trong mấy năm vừa qua khi Nam Sudan trở thành độc lập.”
Human Rights Watch chủ yếu tập trung vào Juba và Bor. Bà Lefkov nói:
“Những mô thức này khác biệt đôi chút. Chẳng hạn tại Juba, hầu hết các cuộc bạo động tập trung vào vài ngày đầu tiên sau khi vụ xung đột bắt đầu hôm 15 tháng 12. Tại Bor, thường dân đã là nạn nhân kẹt giữa hai lằn đạn của cuộc giao tranh quét qua Bor, bởi vì thị trấn này đã bị đổi tay nhiều lần trong tháng qua.”
Bà Lefkow cho thí dụ về những phát hiện của một vài nhóm:
"Chúng tôi thâu thập các tội ác rất nghiêm trọng ở Juba khi những người đàn ông Nuer được tìm ra tại nhiều khu xóm khác nhau bởi các binh sĩ tổ chức Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan, hay SPLA, những người đã tới từng nhà để gom dân chúng và đôi khi bắn những người đàn ông Nuer, chủ yếu dựa trên sắc tộc của họ."
Bà cho biết, người Dinka cũng bị nhắm tấn công:
"Tại Akobo chẳng hạn, trước đây, căn cứ của Liên Hiệp Quốc bị tấn công và một số cá nhân người Dinka, những người tới đó để tạm trú, đã bị giết. Chi tiết về những cuộc tấn công đó vẫn còn rất mù mờ, nhưng điều rõ ràng là dân chúng bị giết, ít nhất một phần dựa trên sắc tộc của họ Dinka."
Bà binh sĩ người Ấn Độ thuộc Lực lượng duy trì hòa bình Liên Hiệp Quốc cũng bị giết trong cuộc tấn công đó.
Human Rights Watch cũng đã thâu thập hồ sơ các trường hợp cướp bóc không phải chỉ tại nhà các thường dân mà còn do các cơ quan Liên Hiệp Quốc làm chủ. Bà Lefkow cho biết:
“Chuyện này có thể có những nguồn gốc rất lâu dài cũng như những hàm ý nghiêm trọng đối với khả năng của các cơ quan cứu trợ nhân đạo đã hoạt động tại nhiều nơi – cho Chương trình Thực phẩm Thế giới và các cơ quan khác, để phân phối thực phẩm, xe và các nhà kho của họ đã bị cướp phá. Và các thường dân hết sức cần tới những trợ giúp vừa kể trong những ngày sắp tới để đáp ứng các cuộc dời cư trên quy mô lớn xảy ra.”
Hơn 400 000 người đã phải dời cư trong phạm vi Nam Sudan và gần 100 000 người đã chạy lánh sang các nước láng giềng. Các giới chức Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ nói rằng đã có hằng ngàn người bị giết kể từ tháng 12.
Giới chức Human Rights Watch nói rằng nhiều bước quan trọng cần được thực hiện. Tổ chức này kêu gọi các nhà lãnh đạo của cả hai phía ra lệnh chống lại những hoạt động nhắm vào thường dân. Tiếp theo sau, bà nói, phải thiết lập một ủy ban điều tra quốc tế:
“Cuộc điều tra này cần có thành viên là những chuyên gia độc lập – những người có kinh nghiệm về Nam Sudan – với các cuộc điều tra về nhân quyền –về võ khí và đạn dược – cũng như kinh nghiệm về pháp lý. Loại điều tra này nếu được thực hiện một cách đáng tin cậy và độc lập, thì tôi nghĩ rằng đó sẽ là một bước quan trọng tiến về phía chữa lành, hòa giải và tiến trình công lý trong trường kỳ.”
Human Rights Watch nói rằng, một ủy ban như vậy phải phúc trình cho cả Liên hiệp Châu Phi lẫn Liên Hiệp Quốc. Hồi tháng trước, Liên hiệp Châu Phi đã đồng ý phải thiết lập một ủy ban điều tra.