Một tổ chức nhân quyền hàng đầu thế giới kêu gọi cộng đồng quốc tế thành lập một nhóm liên lạc về Tây Tạng để thúc ép chính phủ Trung Quốc cải thiện điều tổ chức này nói rằng ‘tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng xấu đi’ tại đó.
Trong một tuyên bố ra ngày hôm qua, Human Rights Watch kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới có quan tâm tới Tây Tạng thảo luận việc thành lập một nhóm như vậy bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần tới.
Tổ chức có trụ sở ở New York cho biết một nhóm liên lạc có thể gây áp lực buộc Trung Quốc phải cân nhắc việc tái tục ‘các cuộc đàm phán có ý nghĩa với các đại diện của Tây Tạng’.
Tổ chức này cũng nói rằng sáng kiến như vậy có thể ‘chứng minh cho quan ngại quốc tế’ về Tây Tạng.
Khoảng 50 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ năm 2009, chủ yếu là để phản đối điều họ coi là sự đàn áp của Trung Quốc đối với tôn giáo và văn hóa của mình.
Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc này. Ít nhất bảy vụ tự thiêu xảy ra hồi tháng trước.
Trong một tuyên bố ra ngày hôm qua, Human Rights Watch kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới có quan tâm tới Tây Tạng thảo luận việc thành lập một nhóm như vậy bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần tới.
Tổ chức có trụ sở ở New York cho biết một nhóm liên lạc có thể gây áp lực buộc Trung Quốc phải cân nhắc việc tái tục ‘các cuộc đàm phán có ý nghĩa với các đại diện của Tây Tạng’.
Tổ chức này cũng nói rằng sáng kiến như vậy có thể ‘chứng minh cho quan ngại quốc tế’ về Tây Tạng.
Khoảng 50 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ năm 2009, chủ yếu là để phản đối điều họ coi là sự đàn áp của Trung Quốc đối với tôn giáo và văn hóa của mình.
Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc này. Ít nhất bảy vụ tự thiêu xảy ra hồi tháng trước.