Đường dẫn truy cập

HRW kêu gọi Mỹ gây áp lực với Trung Quốc về các vi phạm nhân quyền


Bà Sophie Richardson thuộc tổ chức Human Rights Watch
Bà Sophie Richardson thuộc tổ chức Human Rights Watch
Các tổ chức nhân quyền đang kêu gọi Washington gây áp lực với Trung Quốc về những vụ đàn áp người bất đồng chính kiến vào lúc các giới chức Hoa Kỳ và Trung Quốc kết thúc cuộc đối thoại về nhân quyền dài trong 2 ngày hôm nay.

Cuộc đàm phán kín hằng năm được tổ chức tại Washington, đứng đầu bởi Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Michael Posner và ông Trần Húc, một giới chức cấp cao của bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Cuộc đối thoại, năm nay là vòng đàm phán thứ 17, đã gắn liền với mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng một số các nhà quan sát nói rằng các cuộc đối thoại đã không mang lại bao nhiêu tiến bộ về nhân quyền tại quốc gia cộng sản này.

Bà Sophie Richardson thuộc tổ chức Human Rights Watch phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của đài VOA rằng Bắc Kinh đã dùng các cuộc đối thoại này để nói rằng họ có tham gia vào các vấn đề nhân quyền, nhưng họ lại không theo đuổi những cải cách có ý nghĩa nào.

Theo bà Richardson, các cuộc đối thoại là một cơ chế thuận lợi cho chính quyền để mỗi năm Trung Quốc chỉ đánh dấu vào các ô trống cho có lệ, dành ra một hai ngày cho các cuộc thảo luận này, rồi từ chối không chịu thảo luận về các vấn đề nhân quyền trong bất cứ dịp nào khác.

Tổ chức Human Rights Watch muốn Hoa Kỳ tạo thêm áp lực công khai đối với Bắc Kinh, là phía đang ngày càng tỏ ra không khoan nhượng đối với giới bất đồng chính kiến trước cuộc chuyển đổi giới lãnh đạo quan trọng chỉ xảy diễn một lần trong một thế hệ trong đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm nay.

Nữ phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland hôm qua cam kết một số vấn đề nhạy cảm sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc đối thoại mà theo lời ba là một phần thiết yếu trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm xây dựng công cuộc hợp tác với Trung Quốc.

Bà Nuland nói trong các cuộc họp cấp Tổng thống hay bộ trưởng, hoặc ở cấp công tác Hoa Kỳ như kỳ này, Hoa Kỳ luôn luôn nêu lên không những các trường họp cá nhân mà còn nói lên sự quan tâm về pháp trị, về công lý cho các cá nhân, về bình đảng và vấn đề Tây Tạng.

Trung Quốc thường xuyên bác bỏ những chỉ trích về những vấn đề vừa kể và nói là Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Nhưng bà Nuland nói khả năng thảo luận về nhân quyền với Bắc Kinh là bằng chứng của mối quan hệ trưởng thành giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Một trong các vấn đề có phần chắc được đưa ra thảo luận là nhà luật sư khiếm thị Trần Quang Thành, người đã thoát khỏi thời gian bị quản thúc tại nhà 4 năm hồi đầu năm nay và tị nạn tại đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.

Ông Trần đang tạm thời tị nạn ở Hoa Kỳ, tuần nay đưa ra một công bố bày tỏ mối lo ngại mới về số phận của gia đình ông vẫn còn ở Trung Quốc. Bà Nuland cho biết các giới chức Mỹ sẽ tiếp tục nêu lên trường hợp của ông Trần với các giới chức Trung Quốc và tìm ra phương cách “đối xử thích hợp và không trả thù “đối với gia đình ông Trần.

Cuộc đối thoại về nhân quyền diễn ra trong lúc cố vấn an ninh của Tổng thống Barack Obama là ông Thomas Donilon hôm nay gặp các giới chức Trung Quốc tại Bắc Kinh để thảo luận về các vấn đề Á châu và Trung Ðông

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG