Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho một nhân vật bất đồng chính kiến bị “ép buộc biệt tích” trong lúc tìm cách tham gia một cuộc duyệt xét của Liên hiệp quốc về thành tích nhân quyền của Bắc Kinh.
Bà Tào Thuận Lợi đã biệt tích từ hôm 14 tháng 9, khi tin tức báo chí cho biết bà bị thẩm vấn và câu lưu tại phi trường Bắc Kinh.
Bà là một trong số vài nhà tranh đấu Trung Quốc bị ngăn không cho tham dự một cuộc hội thảo quốc tế về nhân quyền.
Các nhà hoạt động này đã cố gắng giúp chính phủ soạn thảo một bản báo cáo chính thức cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Cơ quan có trụ sở ở Geneve này đang tiến hành cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về thành tích nhân quyền của Trung Quốc. Mọi nước trên thế giới đều phải trải qua cuộc kiểm điểm này 4 năm một lần.
Theo qui định của Hội đồng Nhân quyền, các nước nên khuyến khích công chúng tham gia việc soạn thảo báo cáo.
Bắc Kinh lập luận rằng họ đã tuân thủ qui định đó qua việc “tìm kiếm sự hỗ trợ rộng rãi của công chúng” trên trang web của bộ ngoại giao.
Nhưng tổ chức Human Rights Watch nói rằng sự trấn áp có hệ thống của Trung Quốc đối với các nhà hoạt động muốn tham gia cuộc kiểm điểm nhân quyền là một sự vi phạm đối với các qui định của Hội đồng Nhân quyền và gây phương hại cho tiến trình duyệt xét của cơ quan nhân quyền hàng đầu thế giới này.
Bà Tào Thuận Lợi đã biệt tích từ hôm 14 tháng 9, khi tin tức báo chí cho biết bà bị thẩm vấn và câu lưu tại phi trường Bắc Kinh.
Bà là một trong số vài nhà tranh đấu Trung Quốc bị ngăn không cho tham dự một cuộc hội thảo quốc tế về nhân quyền.
Các nhà hoạt động này đã cố gắng giúp chính phủ soạn thảo một bản báo cáo chính thức cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Cơ quan có trụ sở ở Geneve này đang tiến hành cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về thành tích nhân quyền của Trung Quốc. Mọi nước trên thế giới đều phải trải qua cuộc kiểm điểm này 4 năm một lần.
Theo qui định của Hội đồng Nhân quyền, các nước nên khuyến khích công chúng tham gia việc soạn thảo báo cáo.
Bắc Kinh lập luận rằng họ đã tuân thủ qui định đó qua việc “tìm kiếm sự hỗ trợ rộng rãi của công chúng” trên trang web của bộ ngoại giao.
Nhưng tổ chức Human Rights Watch nói rằng sự trấn áp có hệ thống của Trung Quốc đối với các nhà hoạt động muốn tham gia cuộc kiểm điểm nhân quyền là một sự vi phạm đối với các qui định của Hội đồng Nhân quyền và gây phương hại cho tiến trình duyệt xét của cơ quan nhân quyền hàng đầu thế giới này.