Các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu đang nhóm họp tại Brussels hôm nay bước sang ngày thứ hai để thảo luận về một đề nghị ngân sách vốn đã gây chia rẽ khối 27 nước thành viên đang nỗ lực chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế này.
Trong cuộc chiến giữa các nước thành viên giàu chống lại những những nước muốn nhận được ngân sách viện trợ lớn hơn. Thủ tướng Anh David Cameron đã dọa sẽ dùng quyền phủ quyết trừ khi các mức chi tiêu phải được đóng băng lại.
Ngân sách hiện hành cho giai đoạn 2007-20113 là 1,28 ngàn tỉ đôla và ngân sách kế tiếp là cho giai đoạn kết thúc năm 2020.
Ông Cameron hôm nay phát biểu rằng ông nhận thấy chưa có “đủ tiến bộ” tại cuộc họp thượng đỉnh. Ông nói rằng các nhà ngoại giao cần phải cắt giảm điều được ông gọi là “các mức chi tiêu không kham nổi.”
Thủ tướng Anh nói rằng những cắt giảm đó được thực hiện tại Anh quốc và cũng cần phải được thực hiện trên toàn liên hiệp.
Ngân sách 7 năm này tài trợ cho các chương trình nông nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các vùng kém phát triển của Liên hiệp Âu châu và chiếm khoảng 1% GDP của khối này.
Ông Cameron, người đang chịu áp lực từ những người chống đối ngay trong đảng ông, là nhân vật chính trong nhóm những người chủ trương hạn chế chi tiêu của Liên hiệp Âu châu.
Ông nhận được sự tán thành của Hà Lan và Thụy Điển, và của Đức với một mức độ thấp hơn.
Ủy hội Âu châu, cơ quan hành pháp của Liên hiệp Âu châu, hậu thuẫn cho việc gia tăng chi tiêu. Họ nói rằng những chương trình xuyên biên giới có ích cho mục tiêu tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
16 nước dễ bị tổn thương nhất về kinh tế và tài chánh trong Liên hiệp Âu châu đã sát cánh với nhau để chống lại việc cắt giảm ngân quỹ dành riêng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển. Các nước này gồm có các nước nghèo hơn ở Đông Âu và những nước bị thiệt hại nhiều nhất của vụ khủng hoảng tài chánh hiện nay, như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Trong cuộc chiến giữa các nước thành viên giàu chống lại những những nước muốn nhận được ngân sách viện trợ lớn hơn. Thủ tướng Anh David Cameron đã dọa sẽ dùng quyền phủ quyết trừ khi các mức chi tiêu phải được đóng băng lại.
Ngân sách hiện hành cho giai đoạn 2007-20113 là 1,28 ngàn tỉ đôla và ngân sách kế tiếp là cho giai đoạn kết thúc năm 2020.
Ông Cameron hôm nay phát biểu rằng ông nhận thấy chưa có “đủ tiến bộ” tại cuộc họp thượng đỉnh. Ông nói rằng các nhà ngoại giao cần phải cắt giảm điều được ông gọi là “các mức chi tiêu không kham nổi.”
Thủ tướng Anh nói rằng những cắt giảm đó được thực hiện tại Anh quốc và cũng cần phải được thực hiện trên toàn liên hiệp.
Ngân sách 7 năm này tài trợ cho các chương trình nông nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các vùng kém phát triển của Liên hiệp Âu châu và chiếm khoảng 1% GDP của khối này.
Ông Cameron, người đang chịu áp lực từ những người chống đối ngay trong đảng ông, là nhân vật chính trong nhóm những người chủ trương hạn chế chi tiêu của Liên hiệp Âu châu.
Ông nhận được sự tán thành của Hà Lan và Thụy Điển, và của Đức với một mức độ thấp hơn.
Ủy hội Âu châu, cơ quan hành pháp của Liên hiệp Âu châu, hậu thuẫn cho việc gia tăng chi tiêu. Họ nói rằng những chương trình xuyên biên giới có ích cho mục tiêu tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
16 nước dễ bị tổn thương nhất về kinh tế và tài chánh trong Liên hiệp Âu châu đã sát cánh với nhau để chống lại việc cắt giảm ngân quỹ dành riêng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển. Các nước này gồm có các nước nghèo hơn ở Đông Âu và những nước bị thiệt hại nhiều nhất của vụ khủng hoảng tài chánh hiện nay, như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.