HÀ NỘI —
Trong lúc các nhà hoạch định chính sách cùng với các nhà tranh đấu và các nhà nghiên cứu gặp nhau tại Hà Nội tại một hội nghị khu vực về nước, lương thực và năng lượng ở lưu vực sông Mekong, một số người nêu ra câu hỏi là phải chăng những dự án xây đập thủy điện gây tranh cãi hồi gần đây chứng tỏ là sữ hợp tác khu vực cần có một hướng đi mới. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Trong lúc đoàn múa lân của Việt Nam mở đầu Diễn đàn Mekong về Nước-Lương thực-Năng lượng lần thứ ba, các vấn đề về quản trị và hợp tác khu vực được giới thiệu là những đề tài chính của hội nghị này.
Trong 3 năm qua, việc xây đập Xayabury ở Lào đã trở thành một trong những dự án thủy điện gây nhiều tranh cãi nhất trong khu vực và trắc nghiệm sự khả tín của Ủy ban Sông Mekong, gồm 4 nước hội viên là Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan.
Một số nước nêu lên mối quan tâm là đập này sẽ tác động nghiêm trọng tới lượng cá ở hạ nguồn nhưng công tác xây dựng vẫn được xúc tiến.
Ông Hans Guttman, giám đốc Ủy ban Sông Mekong, cho biết ông tin rằng dự án này chứng tỏ là các nước thành viên có thể thảo luận với nhau về những vấn đề gai góc.
Ông Carl Middleton là một giảng viên môn Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Đại học Chulalongkorn ở Bangkok. Ông nói rằng ông không biết chắc là giới hữu trách có học được những bài học hay không, đặc biệt là về sự tham gia của công chúng và sự tham khảo ý kiến công chúng về nhũng tác động của các dự án xây đập.
"Cơ hội mà các thỏa thuận xuyên biên giới mang lại là cách thức tạo ra những kênh để cho trách nhiệm có thể đi qua biên giới một cách dễ dàng. Điều này trên thực tế đã không có được trong trường hợp Xayabury bởi vì những cơ chế đó không tạo điều kiện cho việc đi qua biên giới và vấn đề công lý đã bị mắc kẹt các các lãnh thổ quốc gia thay vì có được một hệ thống tư pháp khu vực. Sự việc có thể tốt đẹp hơn cho Don Sahong hay không? Chúng ta sẽ phải chờ xem."
CGIAR, một tổ chức quốc tế chuyên tài trợ cho hoạt động nghiên cứu nông nghiệp, đã đứng ra tổ chức diễn đàn ở Hà Nội. CGIAR hy vọng một bản đồ mới về các dự án xây đập đã lên kế hoạch và đang được thực hiện trên sông Mekong sẽ khuyến khích các chính phủ xem xét tới một bức tranh lớn hơn khi nói tới tác động của các dự án đối với các cộng đồng cư dân và môi trường.
Tuy nhiên, ông Middleton nói rằng mặc dù vẽ bản đồ là có ích, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để bao gồm nhữgn người mà cuộc sống bị ảnh hưởng vào tiến trình làm ra quyết định.
"Đây là những gì cần phải thảo luận. An ninh năng lượng gây thiệt hại cho những hình thức an ninh khác đến từ các giòng sông như an ninh lương thực và an ninh nguồn nước. Vì vậy vấn đề là chúng ta có hay không có một quá trình làm ra chính sách được hợp nhất nhiều hơn để có thể vừa thừa nhận những giá trị hiện nay của các con sông vừa có thể góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng của tất cả mọi người."
Ông Middleton nói rằng tuy các nước cần có năng lượng cho mục tiêu phát triển kinh tế, nhưng họ cũng cần phải nghĩ tới những cách thức thay thế cho các đập thủy điện, thường gây thiệt hại cho công cuộc mưu sinh của người dân địa phương và buộc họ phải dời chỗ ở.
Ông Middleton cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần phải tạo ra những khung sườn chính sách để khuyến khích các loại hình năng lượng khác nhau, không phải chỉ là năng lượng tái tạo. Ông nói thêm rằng cuộc thảo luận cần phải được thực hiện với tính công khai cao hơn bởi vì vào lúc này những hoạt động về lập kế hoạch năng lượng vẫn còn khép kín.
Trong lúc đoàn múa lân của Việt Nam mở đầu Diễn đàn Mekong về Nước-Lương thực-Năng lượng lần thứ ba, các vấn đề về quản trị và hợp tác khu vực được giới thiệu là những đề tài chính của hội nghị này.
Trong 3 năm qua, việc xây đập Xayabury ở Lào đã trở thành một trong những dự án thủy điện gây nhiều tranh cãi nhất trong khu vực và trắc nghiệm sự khả tín của Ủy ban Sông Mekong, gồm 4 nước hội viên là Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan.
Một số nước nêu lên mối quan tâm là đập này sẽ tác động nghiêm trọng tới lượng cá ở hạ nguồn nhưng công tác xây dựng vẫn được xúc tiến.
Ông Hans Guttman, giám đốc Ủy ban Sông Mekong, cho biết ông tin rằng dự án này chứng tỏ là các nước thành viên có thể thảo luận với nhau về những vấn đề gai góc.
Ông Carl Middleton là một giảng viên môn Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Đại học Chulalongkorn ở Bangkok. Ông nói rằng ông không biết chắc là giới hữu trách có học được những bài học hay không, đặc biệt là về sự tham gia của công chúng và sự tham khảo ý kiến công chúng về nhũng tác động của các dự án xây đập.
"Cơ hội mà các thỏa thuận xuyên biên giới mang lại là cách thức tạo ra những kênh để cho trách nhiệm có thể đi qua biên giới một cách dễ dàng. Điều này trên thực tế đã không có được trong trường hợp Xayabury bởi vì những cơ chế đó không tạo điều kiện cho việc đi qua biên giới và vấn đề công lý đã bị mắc kẹt các các lãnh thổ quốc gia thay vì có được một hệ thống tư pháp khu vực. Sự việc có thể tốt đẹp hơn cho Don Sahong hay không? Chúng ta sẽ phải chờ xem."
CGIAR, một tổ chức quốc tế chuyên tài trợ cho hoạt động nghiên cứu nông nghiệp, đã đứng ra tổ chức diễn đàn ở Hà Nội. CGIAR hy vọng một bản đồ mới về các dự án xây đập đã lên kế hoạch và đang được thực hiện trên sông Mekong sẽ khuyến khích các chính phủ xem xét tới một bức tranh lớn hơn khi nói tới tác động của các dự án đối với các cộng đồng cư dân và môi trường.
Tuy nhiên, ông Middleton nói rằng mặc dù vẽ bản đồ là có ích, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để bao gồm nhữgn người mà cuộc sống bị ảnh hưởng vào tiến trình làm ra quyết định.
"Đây là những gì cần phải thảo luận. An ninh năng lượng gây thiệt hại cho những hình thức an ninh khác đến từ các giòng sông như an ninh lương thực và an ninh nguồn nước. Vì vậy vấn đề là chúng ta có hay không có một quá trình làm ra chính sách được hợp nhất nhiều hơn để có thể vừa thừa nhận những giá trị hiện nay của các con sông vừa có thể góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng của tất cả mọi người."
Ông Middleton nói rằng tuy các nước cần có năng lượng cho mục tiêu phát triển kinh tế, nhưng họ cũng cần phải nghĩ tới những cách thức thay thế cho các đập thủy điện, thường gây thiệt hại cho công cuộc mưu sinh của người dân địa phương và buộc họ phải dời chỗ ở.
Ông Middleton cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần phải tạo ra những khung sườn chính sách để khuyến khích các loại hình năng lượng khác nhau, không phải chỉ là năng lượng tái tạo. Ông nói thêm rằng cuộc thảo luận cần phải được thực hiện với tính công khai cao hơn bởi vì vào lúc này những hoạt động về lập kế hoạch năng lượng vẫn còn khép kín.