Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Phan Văn Lộc, ở Nha Trang, Việt Nam, gởi thư đến câu hỏi như sau:
"Kính gởi Bác sĩ Hồ Văn Hiền,
Tôi thường xuyên nghe và đọc các bài của Bác sĩ trong chương trình của VOA. Tôi luôn tâm đắc với cách làm việc và kiến thức uyên bác của Bác sĩ.
Cũng là một người trong nghề, có một vấn đề đã canh cánh tôi suốt nhiều năm qua mà "chưa biết giải tỏa cùng ai." Nhiều lần định hỏi Bác sĩ nhưng vì lý do nầy hay lý do khác lại thôi. Nay tôi mạnh dạn nêu lên đây mong Bác sĩ giúp đỡ.
Trong quá trình theo dõi bệnh nhân thuộc nhóm miễn dịch như: hen suyễn, urticaria... theo tôi biết chỉ điều trị triệu chứng và kéo dài suốt đời.
Hơn 10 năm qua tôi đã cho 2 nhóm bệnh nhân trên: Mỗi buỗi sáng uống 1 ly chanh đường pha 1 muỗng cặn lắng nước tiểu của chính bệnh nhân. Uống liên tục trong 4 tháng/năm, có thể lặp lại năm sau, điểm khởi đầu sớm hơn lần trước 4 tháng, nếu chưa thấy thuyên giảm. Với suy nghĩ rằng chanh đường giúp tăng sức đề kháng và cặn lắng nước tiểu có chứa nhiều chất độc do cơ thể thải ra giúp cơ thể tạo ra một số kháng thể nhất định. Tất cả những suy nghĩ trên của tôi đều mang cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Tuy nhiên với nhiệt tình với người bệnh và nhất là nghĩ rằng cũng vô hại nên tôi đã áp dụng. Qua theo dõi tôi thấy kết quả khá hấp dẫn. Nhưng nỗi băn khoăn lớn nhất vẫn là phương pháp nghiên cứu và luận chứng khoa khọc. Do trình độ hiểu biết về miễn dịch học nhất là việc tạo miễn dịch qua đường uống đối với các hóa chất còn rất yếu, nên tôi rất phân vân không biết nói cùng ai. Nay biết Bác sĩ là người say mê nghiên cứu khoa hoc, đọc nhiều và nghiên cứu sâu nhiều vấn đề, nên tôi xin ý kiến của Bác sĩ về vấn đề trên.
Tôi xin cảm ơn!”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền góp ý:
Tôi xin hồi âm thư của vị thính giả trong ngành y tế muốn bàn về phương pháp trị liệu bằng nước tiểu (urine therapy.) Tôi không dùng từ trả lời vì theo như trong thư, người viết đã nhiều kinh nghiệm thực hành trong lãnh vực này. Do đó chỉ xin góp ý vài điểm để chúng ta học hỏi thêm về một phương pháp "y khoa lề trái này" (alternative medicine.)
Trên vị trí bác sĩ hành nghề ở Mỹ, bằng hành nghề chỉ cho phép bác sĩ được thực hành y khoa theo những "chuẩn mực cộng đồng" (community standards) và trong giới hạn của các chuần mực đó mà thôi. Nếu đi ra ngoài và kết quả không tốt hoặc bệnh nhân than phiền, người hành nghề y khoa khó bảo vệ cách chữa trị của mình nếu đại đa số các chuyên gia ra làm chứng đều không đồng ý với mình.
Ở Mỹ, cũng như nhiều nước khác mà tôi được tham khảo, trị liệu bằng nước tiểu (urine therapy) không được y giới công nhận là có giá trị vì không có bằng chứng, khảo cứu chứng minh.
Cách đây hơn 20 năm, một bác sĩ chuyên khoa dị ứng và miễn nhiễm (allergy and immunology) ở California cũng gặp khó khăn vì dùng nước tiểu bệnh nhân để chữa dị ứng, mặc dù nhiều bệnh nhân "công nhận" là ông chữa kết quả tốt trong những ca gần như không trị được.
Ông bác sĩ này cho bệnh nhân nhịn uống nước trong chừng 12 giờ. Đến giờ thứ 9, bệnh nhân được tiếp cận với chất gây dị ứng (kháng nguyên, antigen, allergen), 3 giờ sau đó, lấy nước tiểu. Theo thuyết của bs này, trong nước tiểu đó có những kháng thể chống lại các kháng nguyên trên. Ông “lọc” mẫu nước tiểu và cho là mỉnh gạn được các kháng thể và chích chất gạn lọc đó vào bệnh nhân. Một loạt chích như vậy, bệnh nhân trả chừng 500 đô la Mỹ.
Nên nhớ cách giải thích của bác sĩ trên về các tác dụng kháng thể trong nước tiểu [sản xuất ra sau khi tiếp xúc với kháng nguyên] không được chứng minh bằng một nghiên cứu khoa học nào từng được công bố. Uỷ ban Y tế California (Board of Medicine) buộc tội ông "đi quá xa các chuẩn mực cộng đồng" y tế California, cơ quan DEA (kiểm soát thuốc) điều tra ông và ông bị đe dọa rút bằng hành nghề. Theo bác sĩ này, thì tiểu bang đã hành sử như vậy do "chính trị nhiều hơn là do khoa học." Hai mươi mấy năm qua, tôi không thấy một trường hợp nào nêu lại vấn đề này, và không biết câu chuyện trên ngả ngũ như thế nào.(1)
Ví dụ này cho thấy, trị liệu pháp dùng nước tiểu gây thật nhiều tranh cãi, gây nhiều cảm tính trong mỗi người, và hiện nay theo như tôi biết chưa có khảo cứu nào có kiểm chứng, (randomized, controlled study) để chúng ta áp dụng theo nguyên tắc y khoa thực chứng (evidence medicine.)
Tuy nhiên, trước khi được chứng minh là đúng, biết bao nhiêu lý thuyết thực hành đều đã từng bị nghi ngờ, có khi khi khinh thường nữa, và xếp bên lề trái. Ngoài ra, nhiều chuyện y khoa thực hành mới xem qua thì rất "ghê gớm"; ví dụ trong một số bệnh ruột nhiễm trùng Clostridium difficile (CDI) nặng không có kháng sinh để chữa người ta phải cho bệnh nhân "nuốt phân", hoặc bơm vào ruột già, mà tên thuật ngữ y khoa gọi là "fecal transplant" để tái thiết lập "flora"("hệ thực vật) trong ruột già gồm những vi khuẩn bình thường thân thiện cho sức khoẻ người bệnh.
1. Nước tiểu từng được dùng để chữa bệnh từ thời cổ đại, Tây phương cũng như Đông phương. Ở La mã ngày xưa, chính quyển còn thu thuế trên nước tiểu được thu thập từ các nhà tiểu tiện công cọng.
2. Dùng nước tiểu của chính người bệnh để chữa bệnh cho người đó gọi là autogenous urine therapy (auto: tự mình, “genous” =sinh ra, urine= nước tiểu, therapy= trị liệu.)
3. Gần đây hơn, năm 1978, cựu thủ tướng Ấn Độ Morarji Desai tiết lộ trên TV Mỹ rằng ông uống nước tiểu mình để chữa bệnh, và cho rằng nước tiểu là một phương thuốc rẻ tiền cho người Ấn thiếu thốn thuốc men và nghèo. Ấn Độ giáo mô tả nước tiểu là "nước tinh khiết", và phương pháp dùng nước tiểu để trị bệnh, bảo tồn sức khoẻ gọi là amaroli.
4. Ngược lại, đạo Hồi xem đấy là "chất độc", ô uế, tối kỵ cho việc hành lễ tôn giáo (theo Bách khoa Wikipedia.)
5. Cũng theo amaroli, uống nước tiểu lúc sáng sớm trước khi mặt trời mọc giúp tĩnh tâm (meditation) tốt hơn. Người ta giả thuyết cho rằng lúc chừng 2 giờ sáng, tuyến pineal gland não bộ tiết chất melatonin vào máu ở mức cao nhất (giảm tiết melatonin lúc chúng ta thức giậy, thấy ánh sáng), và có thể lúc sáng sớm trước rạng đông, nước tiểu chứa nhiều melatonin, và melatonin giúp người tập yoga tĩnh tâm dễ hơn. Tuyến pineal gland (hay epiphysis) này nhỏ (5-8 mm) hình giống trái thông, nên có tên như vậy (pine=thông; pineal gland = tuyến hình trái thông; Descartes, nhà triết học Pháp thế kỷ thứ 17, cho rằng tuyến này là nơi thể xác và linh hồn gặp nhau,và một số triết gia xem đây là "Con Mắt Thứ Ba" phụ trách sự “soi sáng tâm linh” (spiritual enlightenment.)
6. Phần đông những bài báo hướng dẫn đều khuyên dùng nước tiểu buổi sáng sớm, giữa dòng (midstream), và chỉ dùng lượng rất nhỏ thôi.
7. Trong y học hiện đại, có hai thuốc đắt tiền và quan trọng được trích ra từ nước tiểu: Premarin (hormon nữ) lấy từ nước tiểu ngựa mang thai, và urokinase, thuốc làm tan các cục máu đông trong tĩnh mạch, để làm máu lưu thông lại; urokinase được khám phá năm 1947, trích ra từ nước tiểu người.
8. Nước tiểu chứa chừng 95% nước, và phần còn lại gồm những chất khoáng, điện giải, hormone, các chẩt amino acid, các vitamin C, biotin, riboflavin, B6, B12, các kim loại như Fe, Zinc, các chất có hoạt tính trên hệ thần kinh như serotonin, epinephrine, tất nhiên là ở liều lượng rất nhỏ.
9. Nói chung, nứoc tiểu là một sản phẩm lọc máu, cơ thể thải ra phần dư thừa. Cho nên trừ trường hợp cơ thể bị nhiễm độc, hay nhiễm trùng, người ta không xem nước tiểu là một chất độc (not toxic.)(2)
10. Trong trường hợp chích vào da, một trong những lo ngại có thể xảy ra (tuy chưa ai chứng minh là có xảy ra), là kháng nguyên từ thận người bệnh nếu tồn tại trong nước tiểu, sau khi được chích vào chính người đó,có thể làm cơ thể sản xuất ra những kháng thể chống lại chính thận của người đó (autoantibodies).
Riêng về bệnh dị ứng, ngoài thuyết các kháng thể của ông bs California nói trên, nhiều sách báo của alternative medicine nói về giả thuyết là nước tiểu chứa chất gọi là proteose có khả năng tăng đề kháng cơ thể (3). Theo những người đề ra thuyết này proteose lấy từ nước tiểu mới là kháng nguyên allergen trung thực đối với người bệnh vì nó đã từng đi qua cơ thể của người bệnh, do đó tốt hơn các kháng nguyên lấy từ ngoài trong việc kích thích hệ miễn nhiễm (ví dụ lấy phấn bông, bột trứng chích cho người dị ứng như trong cách chữa dị ứng thông thường).
Ở Mỹ, có một trường phái y học "lề trái" gọi là homeotherapy, nguyên tắc tương tự như " dùng độc trị độc." Theo luật "Law of Similars"(định luật các chất tương tự), họ dùng chất hay nhân tố gây ra một bệnh nào đó ở một liểu lượng cực nhỏ (ví dụ pha thật loãng nhiều lần) để kích thích hệ miễn nhiễm người đó cho mạnh thêm. Urine therapy cũng được dùng trong homeopathy. (homeo=giống nhau, pathy= bệnh; trường phái này xuất phát từ Đức, do BS Hahnemann [1755-1843], có nghĩa là trước thời phát triển y học khoa học hiện đại).
Tuy nhiên hiện nay người ta nghĩ rằng dị ứng không phải là do người bệnh thiếu đề kháng với một chất nào đó, mà là kết quả của một loại đề kháng không theo lối thông thường, sinh ra các kháng thể IgE. Hơn nữa chất proteose này chưa được chứng minh.
Nếu nghe theo một số những người hâm mộ trị liệu pháp này, thì họ tin rằng nước tiểu là một loại thần dược giải quyết mọi thứ từ ung thư, lao, dị ứng, mệt mõi mạn tính... một thứ quá tốt đẹp để có thật (too good to be true), nhất là từ nơi người bệnh thải ra.
Không phải bệnh dị ứng nào cũng kéo dài suốt đời. Trẻ em bị dị ứng nhiều hơn người lớn vì với thời gian, một số trường hợp đáng kể sẽ không còn phản ứng như trước, hoặc phản ứng nhưng nhẹ hơn trước với kháng nguyên nào đó, hiện tương gọi là tolerance (khoan dung, dung dưỡng.) Ngoài ra bác sĩ chuyên về dị ứng có thể dùng các chất kháng nguyên lượng nhỏ chích nhiều lần, với liều gia tăng dưới da bệnh nhân (allergy shots, immunotherapy.) Hiện nay, người ta đang nghiên cứu nhiều về "oral immunotherapy", chữa dị ứng "miễn nhiễm liệu pháp" qua đường miệng, khỏi phải chích.
Tôi chỉ xin đóng góp với vị thính giả vài kiến thức thú vị về loại trị liệu tuy cổ xưa nhưng lại còn đang tranh cãi hiện nay.
Trên thực tế, xin nhắc lại trị liệu dùng nước tiểu không được giới y khoa Mỹ công nhận, mặc dù trên internet có rất nhiều ngừoi làm chứng cho phương pháp này. Những điều nói trong câu chuyện hôm nay hoàn toàn có tính cách thông tin. Xin nhắc lại, không nên tự mình làm thử cho mình hay cho người khác.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền.
----------------------------------------
References:
1) http://articles.latimes.com/1990-01-06/local/me-446_1_urine-therapy
2) Jeff Lowe. Urine Therapy. http://www.vanderbilt.edu/AnS/psychology/health_psychology/Urine_Therapy.htm
3) N. Franklin Adkinson Jr. Middleton’s Allergy. Principles and Practice. Page 1623.
----------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
********
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Thính giả Phan Văn Lộc, ở Nha Trang, Việt Nam, gởi thư đến câu hỏi như sau:
"Kính gởi Bác sĩ Hồ Văn Hiền,
Tôi thường xuyên nghe và đọc các bài của Bác sĩ trong chương trình của VOA. Tôi luôn tâm đắc với cách làm việc và kiến thức uyên bác của Bác sĩ.
Cũng là một người trong nghề, có một vấn đề đã canh cánh tôi suốt nhiều năm qua mà "chưa biết giải tỏa cùng ai." Nhiều lần định hỏi Bác sĩ nhưng vì lý do nầy hay lý do khác lại thôi. Nay tôi mạnh dạn nêu lên đây mong Bác sĩ giúp đỡ.
Trong quá trình theo dõi bệnh nhân thuộc nhóm miễn dịch như: hen suyễn, urticaria... theo tôi biết chỉ điều trị triệu chứng và kéo dài suốt đời.
Hơn 10 năm qua tôi đã cho 2 nhóm bệnh nhân trên: Mỗi buỗi sáng uống 1 ly chanh đường pha 1 muỗng cặn lắng nước tiểu của chính bệnh nhân. Uống liên tục trong 4 tháng/năm, có thể lặp lại năm sau, điểm khởi đầu sớm hơn lần trước 4 tháng, nếu chưa thấy thuyên giảm. Với suy nghĩ rằng chanh đường giúp tăng sức đề kháng và cặn lắng nước tiểu có chứa nhiều chất độc do cơ thể thải ra giúp cơ thể tạo ra một số kháng thể nhất định. Tất cả những suy nghĩ trên của tôi đều mang cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Tuy nhiên với nhiệt tình với người bệnh và nhất là nghĩ rằng cũng vô hại nên tôi đã áp dụng. Qua theo dõi tôi thấy kết quả khá hấp dẫn. Nhưng nỗi băn khoăn lớn nhất vẫn là phương pháp nghiên cứu và luận chứng khoa khọc. Do trình độ hiểu biết về miễn dịch học nhất là việc tạo miễn dịch qua đường uống đối với các hóa chất còn rất yếu, nên tôi rất phân vân không biết nói cùng ai. Nay biết Bác sĩ là người say mê nghiên cứu khoa hoc, đọc nhiều và nghiên cứu sâu nhiều vấn đề, nên tôi xin ý kiến của Bác sĩ về vấn đề trên.
Tôi xin cảm ơn!”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền góp ý:
Tôi xin hồi âm thư của vị thính giả trong ngành y tế muốn bàn về phương pháp trị liệu bằng nước tiểu (urine therapy.) Tôi không dùng từ trả lời vì theo như trong thư, người viết đã nhiều kinh nghiệm thực hành trong lãnh vực này. Do đó chỉ xin góp ý vài điểm để chúng ta học hỏi thêm về một phương pháp "y khoa lề trái này" (alternative medicine.)
Trên vị trí bác sĩ hành nghề ở Mỹ, bằng hành nghề chỉ cho phép bác sĩ được thực hành y khoa theo những "chuẩn mực cộng đồng" (community standards) và trong giới hạn của các chuần mực đó mà thôi. Nếu đi ra ngoài và kết quả không tốt hoặc bệnh nhân than phiền, người hành nghề y khoa khó bảo vệ cách chữa trị của mình nếu đại đa số các chuyên gia ra làm chứng đều không đồng ý với mình.
Ở Mỹ, cũng như nhiều nước khác mà tôi được tham khảo, trị liệu bằng nước tiểu (urine therapy) không được y giới công nhận là có giá trị vì không có bằng chứng, khảo cứu chứng minh.
Cách đây hơn 20 năm, một bác sĩ chuyên khoa dị ứng và miễn nhiễm (allergy and immunology) ở California cũng gặp khó khăn vì dùng nước tiểu bệnh nhân để chữa dị ứng, mặc dù nhiều bệnh nhân "công nhận" là ông chữa kết quả tốt trong những ca gần như không trị được.
Ông bác sĩ này cho bệnh nhân nhịn uống nước trong chừng 12 giờ. Đến giờ thứ 9, bệnh nhân được tiếp cận với chất gây dị ứng (kháng nguyên, antigen, allergen), 3 giờ sau đó, lấy nước tiểu. Theo thuyết của bs này, trong nước tiểu đó có những kháng thể chống lại các kháng nguyên trên. Ông “lọc” mẫu nước tiểu và cho là mỉnh gạn được các kháng thể và chích chất gạn lọc đó vào bệnh nhân. Một loạt chích như vậy, bệnh nhân trả chừng 500 đô la Mỹ.
Nên nhớ cách giải thích của bác sĩ trên về các tác dụng kháng thể trong nước tiểu [sản xuất ra sau khi tiếp xúc với kháng nguyên] không được chứng minh bằng một nghiên cứu khoa học nào từng được công bố. Uỷ ban Y tế California (Board of Medicine) buộc tội ông "đi quá xa các chuẩn mực cộng đồng" y tế California, cơ quan DEA (kiểm soát thuốc) điều tra ông và ông bị đe dọa rút bằng hành nghề. Theo bác sĩ này, thì tiểu bang đã hành sử như vậy do "chính trị nhiều hơn là do khoa học." Hai mươi mấy năm qua, tôi không thấy một trường hợp nào nêu lại vấn đề này, và không biết câu chuyện trên ngả ngũ như thế nào.(1)
Ví dụ này cho thấy, trị liệu pháp dùng nước tiểu gây thật nhiều tranh cãi, gây nhiều cảm tính trong mỗi người, và hiện nay theo như tôi biết chưa có khảo cứu nào có kiểm chứng, (randomized, controlled study) để chúng ta áp dụng theo nguyên tắc y khoa thực chứng (evidence medicine.)
Tuy nhiên, trước khi được chứng minh là đúng, biết bao nhiêu lý thuyết thực hành đều đã từng bị nghi ngờ, có khi khi khinh thường nữa, và xếp bên lề trái. Ngoài ra, nhiều chuyện y khoa thực hành mới xem qua thì rất "ghê gớm"; ví dụ trong một số bệnh ruột nhiễm trùng Clostridium difficile (CDI) nặng không có kháng sinh để chữa người ta phải cho bệnh nhân "nuốt phân", hoặc bơm vào ruột già, mà tên thuật ngữ y khoa gọi là "fecal transplant" để tái thiết lập "flora"("hệ thực vật) trong ruột già gồm những vi khuẩn bình thường thân thiện cho sức khoẻ người bệnh.
1. Nước tiểu từng được dùng để chữa bệnh từ thời cổ đại, Tây phương cũng như Đông phương. Ở La mã ngày xưa, chính quyển còn thu thuế trên nước tiểu được thu thập từ các nhà tiểu tiện công cọng.
2. Dùng nước tiểu của chính người bệnh để chữa bệnh cho người đó gọi là autogenous urine therapy (auto: tự mình, “genous” =sinh ra, urine= nước tiểu, therapy= trị liệu.)
3. Gần đây hơn, năm 1978, cựu thủ tướng Ấn Độ Morarji Desai tiết lộ trên TV Mỹ rằng ông uống nước tiểu mình để chữa bệnh, và cho rằng nước tiểu là một phương thuốc rẻ tiền cho người Ấn thiếu thốn thuốc men và nghèo. Ấn Độ giáo mô tả nước tiểu là "nước tinh khiết", và phương pháp dùng nước tiểu để trị bệnh, bảo tồn sức khoẻ gọi là amaroli.
4. Ngược lại, đạo Hồi xem đấy là "chất độc", ô uế, tối kỵ cho việc hành lễ tôn giáo (theo Bách khoa Wikipedia.)
5. Cũng theo amaroli, uống nước tiểu lúc sáng sớm trước khi mặt trời mọc giúp tĩnh tâm (meditation) tốt hơn. Người ta giả thuyết cho rằng lúc chừng 2 giờ sáng, tuyến pineal gland não bộ tiết chất melatonin vào máu ở mức cao nhất (giảm tiết melatonin lúc chúng ta thức giậy, thấy ánh sáng), và có thể lúc sáng sớm trước rạng đông, nước tiểu chứa nhiều melatonin, và melatonin giúp người tập yoga tĩnh tâm dễ hơn. Tuyến pineal gland (hay epiphysis) này nhỏ (5-8 mm) hình giống trái thông, nên có tên như vậy (pine=thông; pineal gland = tuyến hình trái thông; Descartes, nhà triết học Pháp thế kỷ thứ 17, cho rằng tuyến này là nơi thể xác và linh hồn gặp nhau,và một số triết gia xem đây là "Con Mắt Thứ Ba" phụ trách sự “soi sáng tâm linh” (spiritual enlightenment.)
6. Phần đông những bài báo hướng dẫn đều khuyên dùng nước tiểu buổi sáng sớm, giữa dòng (midstream), và chỉ dùng lượng rất nhỏ thôi.
7. Trong y học hiện đại, có hai thuốc đắt tiền và quan trọng được trích ra từ nước tiểu: Premarin (hormon nữ) lấy từ nước tiểu ngựa mang thai, và urokinase, thuốc làm tan các cục máu đông trong tĩnh mạch, để làm máu lưu thông lại; urokinase được khám phá năm 1947, trích ra từ nước tiểu người.
8. Nước tiểu chứa chừng 95% nước, và phần còn lại gồm những chất khoáng, điện giải, hormone, các chẩt amino acid, các vitamin C, biotin, riboflavin, B6, B12, các kim loại như Fe, Zinc, các chất có hoạt tính trên hệ thần kinh như serotonin, epinephrine, tất nhiên là ở liều lượng rất nhỏ.
9. Nói chung, nứoc tiểu là một sản phẩm lọc máu, cơ thể thải ra phần dư thừa. Cho nên trừ trường hợp cơ thể bị nhiễm độc, hay nhiễm trùng, người ta không xem nước tiểu là một chất độc (not toxic.)(2)
10. Trong trường hợp chích vào da, một trong những lo ngại có thể xảy ra (tuy chưa ai chứng minh là có xảy ra), là kháng nguyên từ thận người bệnh nếu tồn tại trong nước tiểu, sau khi được chích vào chính người đó,có thể làm cơ thể sản xuất ra những kháng thể chống lại chính thận của người đó (autoantibodies).
Riêng về bệnh dị ứng, ngoài thuyết các kháng thể của ông bs California nói trên, nhiều sách báo của alternative medicine nói về giả thuyết là nước tiểu chứa chất gọi là proteose có khả năng tăng đề kháng cơ thể (3). Theo những người đề ra thuyết này proteose lấy từ nước tiểu mới là kháng nguyên allergen trung thực đối với người bệnh vì nó đã từng đi qua cơ thể của người bệnh, do đó tốt hơn các kháng nguyên lấy từ ngoài trong việc kích thích hệ miễn nhiễm (ví dụ lấy phấn bông, bột trứng chích cho người dị ứng như trong cách chữa dị ứng thông thường).
Ở Mỹ, có một trường phái y học "lề trái" gọi là homeotherapy, nguyên tắc tương tự như " dùng độc trị độc." Theo luật "Law of Similars"(định luật các chất tương tự), họ dùng chất hay nhân tố gây ra một bệnh nào đó ở một liểu lượng cực nhỏ (ví dụ pha thật loãng nhiều lần) để kích thích hệ miễn nhiễm người đó cho mạnh thêm. Urine therapy cũng được dùng trong homeopathy. (homeo=giống nhau, pathy= bệnh; trường phái này xuất phát từ Đức, do BS Hahnemann [1755-1843], có nghĩa là trước thời phát triển y học khoa học hiện đại).
Tuy nhiên hiện nay người ta nghĩ rằng dị ứng không phải là do người bệnh thiếu đề kháng với một chất nào đó, mà là kết quả của một loại đề kháng không theo lối thông thường, sinh ra các kháng thể IgE. Hơn nữa chất proteose này chưa được chứng minh.
Nếu nghe theo một số những người hâm mộ trị liệu pháp này, thì họ tin rằng nước tiểu là một loại thần dược giải quyết mọi thứ từ ung thư, lao, dị ứng, mệt mõi mạn tính... một thứ quá tốt đẹp để có thật (too good to be true), nhất là từ nơi người bệnh thải ra.
Không phải bệnh dị ứng nào cũng kéo dài suốt đời. Trẻ em bị dị ứng nhiều hơn người lớn vì với thời gian, một số trường hợp đáng kể sẽ không còn phản ứng như trước, hoặc phản ứng nhưng nhẹ hơn trước với kháng nguyên nào đó, hiện tương gọi là tolerance (khoan dung, dung dưỡng.) Ngoài ra bác sĩ chuyên về dị ứng có thể dùng các chất kháng nguyên lượng nhỏ chích nhiều lần, với liều gia tăng dưới da bệnh nhân (allergy shots, immunotherapy.) Hiện nay, người ta đang nghiên cứu nhiều về "oral immunotherapy", chữa dị ứng "miễn nhiễm liệu pháp" qua đường miệng, khỏi phải chích.
Tôi chỉ xin đóng góp với vị thính giả vài kiến thức thú vị về loại trị liệu tuy cổ xưa nhưng lại còn đang tranh cãi hiện nay.
Trên thực tế, xin nhắc lại trị liệu dùng nước tiểu không được giới y khoa Mỹ công nhận, mặc dù trên internet có rất nhiều ngừoi làm chứng cho phương pháp này. Những điều nói trong câu chuyện hôm nay hoàn toàn có tính cách thông tin. Xin nhắc lại, không nên tự mình làm thử cho mình hay cho người khác.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền.
----------------------------------------
References:
1) http://articles.latimes.com/1990-01-06/local/me-446_1_urine-therapy
2) Jeff Lowe. Urine Therapy. http://www.vanderbilt.edu/AnS/psychology/health_psychology/Urine_Therapy.htm
3) N. Franklin Adkinson Jr. Middleton’s Allergy. Principles and Practice. Page 1623.
----------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
********
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.