Giới nghiên cứu Trung Quốc lên tiếng bác bỏ một quyển sách mới ấn hành của Việt Nam xác nhận chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa trên Biển Đông.
Báo chí Trung Quốc ngày 13/8 đăng phát biểu của Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lý thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Lý Quốc Cường, bác bỏ tuyên bố của Tiến sĩ Trần Công Trục, chủ biên cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông’ do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông của Việt Nam giới thiệu hôm 7/8.
Chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa-Hoàng Sa bởi vì Trung Quốc là nước đã khám phá và đặt tên cho khu vực này trước Việt Nam rất lâu, cách nay 2.000 năm.
Vẫn theo ông Lý, người Trung Quốc đã đánh bắt cá và đưa thuyền buồm tới khu vực từ đời nhà Tần, từ năm 221 tới 206 trước Công nguyên, và bắt đầu có quyền tài phán đối với hai quần đảo này ít nhất là từ đời nhà Đường, từ năm 618 tới năm 907.
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lý Trung Quốc cũng nhấn mạnh các quần đảo mà sách sử Việt Nam nói là do Việt Nam khám phá từ thế kỷ thứ 17 thật ra không phải là hai quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa, mà là các quần đảo và bãi cạn khác gần khu vực duyên hải của Việt Nam.
Ông Lý Quốc Cường nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc rằng từ những năm 1950 tới những năm 1970, chính phủ Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Trường Sa-Hoàng Sa, và Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Phạm Văn Đồng thậm chí đã công nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại đây bằng một văn thư chính thức vào năm 1958 gửi người đồng nhiệm phía Trung Quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai.
Hiệu trưởng trường Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc đại học Hạ Môn Trung Quốc, ông Trang Quốc Thổ, nói sở dĩ Việt Nam nhận chủ quyền tại Hoàng Sa-Trường Sa là do các lợi ích khổng lồ cũng như vị trí địa lý quan trọng của khu vực.
Tuần báo Kinh tế Trung Quốc ước tính tới năm 2008, Việt Nam đã thu hoạch hơn 100 triệu tấn dầu và 1,5 ngàn tỷ mét khối khí đốt tại các vùng biển ngòai khơi quần đảo Trường Sa.
Nhận định của giới học giả Trung Quốc được đưa ra sau khi Nhà xuất bản Thông tin-Truyền thông của Việt Nam ra mắt cuốn sách dày 400 trang nhan đề ‘Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông’ do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, biên soạn.
Theo tác giả này, Việt nam đã xác lập và thực hành chủ quyền tại Hoàng Sa-Trường Sa từ thế kỷ thứ 17 và rằng Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu hai quần đảo này.
Nguồn: Xinhua, Global Times
Báo chí Trung Quốc ngày 13/8 đăng phát biểu của Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lý thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Lý Quốc Cường, bác bỏ tuyên bố của Tiến sĩ Trần Công Trục, chủ biên cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông’ do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông của Việt Nam giới thiệu hôm 7/8.
Chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa-Hoàng Sa bởi vì Trung Quốc là nước đã khám phá và đặt tên cho khu vực này trước Việt Nam rất lâu, cách nay 2.000 năm.
Vẫn theo ông Lý, người Trung Quốc đã đánh bắt cá và đưa thuyền buồm tới khu vực từ đời nhà Tần, từ năm 221 tới 206 trước Công nguyên, và bắt đầu có quyền tài phán đối với hai quần đảo này ít nhất là từ đời nhà Đường, từ năm 618 tới năm 907.
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lý Trung Quốc cũng nhấn mạnh các quần đảo mà sách sử Việt Nam nói là do Việt Nam khám phá từ thế kỷ thứ 17 thật ra không phải là hai quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa, mà là các quần đảo và bãi cạn khác gần khu vực duyên hải của Việt Nam.
Ông Lý Quốc Cường nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc rằng từ những năm 1950 tới những năm 1970, chính phủ Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Trường Sa-Hoàng Sa, và Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Phạm Văn Đồng thậm chí đã công nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại đây bằng một văn thư chính thức vào năm 1958 gửi người đồng nhiệm phía Trung Quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai.
Hiệu trưởng trường Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc đại học Hạ Môn Trung Quốc, ông Trang Quốc Thổ, nói sở dĩ Việt Nam nhận chủ quyền tại Hoàng Sa-Trường Sa là do các lợi ích khổng lồ cũng như vị trí địa lý quan trọng của khu vực.
Tuần báo Kinh tế Trung Quốc ước tính tới năm 2008, Việt Nam đã thu hoạch hơn 100 triệu tấn dầu và 1,5 ngàn tỷ mét khối khí đốt tại các vùng biển ngòai khơi quần đảo Trường Sa.
Nhận định của giới học giả Trung Quốc được đưa ra sau khi Nhà xuất bản Thông tin-Truyền thông của Việt Nam ra mắt cuốn sách dày 400 trang nhan đề ‘Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông’ do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, biên soạn.
Theo tác giả này, Việt nam đã xác lập và thực hành chủ quyền tại Hoàng Sa-Trường Sa từ thế kỷ thứ 17 và rằng Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu hai quần đảo này.
Nguồn: Xinhua, Global Times