Đường dẫn truy cập

Hòa thượng ‘Bin Laden’ của Myanmar bị cấm cửa trên Facebook


Người Hồi giáo Indonesia biểu tình bên ngoài sứ quán Myanmar ở Jakarta hồi tháng 5/2015 phản đối nhà sư Phật giáo cự đoan của Myanmar, Ashin Wirathu, đòi chấm dứt bạo lực chống lại người thiểu số Rohingya ở Rakhine. Hòa thượng này, từng được gọi là "Bin Laden nhà Phật" bị cấm cửa trên Facebook vì những phát ngôn kích động gây căng thẳng sắc tộc.
Người Hồi giáo Indonesia biểu tình bên ngoài sứ quán Myanmar ở Jakarta hồi tháng 5/2015 phản đối nhà sư Phật giáo cự đoan của Myanmar, Ashin Wirathu, đòi chấm dứt bạo lực chống lại người thiểu số Rohingya ở Rakhine. Hòa thượng này, từng được gọi là "Bin Laden nhà Phật" bị cấm cửa trên Facebook vì những phát ngôn kích động gây căng thẳng sắc tộc.

Một hòa thượng Myanmar từng bị gọi là “Bin Laden nhà Phật” vì những công kích quá khích của ông nói rằng ông đã bị cấm cửa trên Facebook. Trang mạng xã hội này đang có chiến dịch quét bỏ những phát ngôn đả kích.

Nhiều năm qua, nhà sư thuyết giáo hay đả kích Wirathu đã dùng mạng xã hội như một diễn đàn để chống lại những người Hồi giáo và so sánh họ với những con chó cũng như cáo buộc họ đã hãm hiếp và giết hại người Phật giáo.

Sư thầy Ashin Wirathu nổi tiếng vì cực đoan hóa, tham gia một buổi họp báo ở Colombo, Sri Lanka, tháng 9/2014. Nhà sư này cho biết ông đã bị cấm sử dụng mạng xã hội Facebook vì những phát ngôn gây kích động bạo lực tôn giáo. Căng thẳng sắc tộc giữa Phật giáo và người Hồi giáo tăng cao được cho là một phần vì những phát ngôn của vị sư này.
Sư thầy Ashin Wirathu nổi tiếng vì cực đoan hóa, tham gia một buổi họp báo ở Colombo, Sri Lanka, tháng 9/2014. Nhà sư này cho biết ông đã bị cấm sử dụng mạng xã hội Facebook vì những phát ngôn gây kích động bạo lực tôn giáo. Căng thẳng sắc tộc giữa Phật giáo và người Hồi giáo tăng cao được cho là một phần vì những phát ngôn của vị sư này.


Nhưng trong đoạn video mới nhất được đăng tải tên mạng hôm thứ Sáu, nhà sư này nói ông bị cấm sử dụng Facebook trong 30 ngày do đăng tải liên tiếp những nội dung không được phép trên mạng xã hội này.Những trang cáo buộc của nhà sư này, được hàng trăm ngàn người theo dõi trên mạng, bị cho rằng đã gây nên bạo lực giáo phái chết chóc bao gồm những cuộc nổi dậy vào năm 2013 bên ngoài thành phố lớn thứ 2 của Myanamar, Mandalay, đã làm hàng chục người bị giết hại.

Trong video mà hòa thượng này đăng tải dưới một tài khoản khác, ông nói “Tôi không chắc rằng (nếu tôi còn có thể tiếp tục giữ được tài khoản này không vì nhóm Facebook đang nằm trong tay của những người Hồi giáo.”

Ông nói tiếp: “Facebook bị những người Hồi giáo chiếm giữ.”

Ở Việt Nam, Facebook cũng phải đối mặt sức ép phải ngăn chặn những thông tin “xấu độc” mà chính phủ Việt Nam cho là “vi phạm pháp luật Việt Nam”.

Động thái này diễn ra vào lúc Facebook đang đối mặt với những áp lực trên toàn cầu đòi phải dỡ bỏ những phát ngôn kích động, những lời đe dọa bạo lực hoặc những thông tin sai lạc có chủ đích được đăng tải trên các diễn đàn của mạng xã hội này.

Ở Việt Nam, Facebook cũng phải đối mặt sức ép phải ngăn chặn những thông tin “xấu độc” mà chính phủ Việt Nam cho là “vi phạm pháp luật Việt Nam”. Theo truyền thông Việt Nam, chính phủ hồi tháng 2 đã khiếu nại về những thông tin “chống chính phủ hay có nội dung kích động bạo lực trên Facebook.” Chính phủ Việt Nam cho biết đã đạt được thỏa thuận với Facebook để ngăn chặn các thông tin “có hại” này.

Trong khi đó theo Reuters, chính phủ Myamar đã tìm cách loại bỏ các phát ngôn kích động sau khi xảy ra một loạt các hành động chống người Hồi giáo bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc.

Tháng trước, những người đứng đầu Phật giáo ở Myanmar chính thức cấm phong trào dân tộc cực đoan mà hòa thượng Wirathu là một thành viên. Phong trào này đã đổi tên để tránh lệnh cấm này.

Một bộ phim tài liệu về việc những căng thẳng sắc tộc tăng cao giữa người Phật giáo và những người Hồi giáo Rohingya ở Rakhine đã bị cấm chiếu ở một liên hoan phim sắp tới vì những người kiểm duyệt sợ rằng nó có thể sẽ làm tăng thêm những căng thẳng vốn có.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG