Đường dẫn truy cập

Hoa Kỳ quan ngại việc Trung Quốc tăng cường vũ khí hạt nhân


Tên lửa xuyên lục địa DF-5B của Trung Quốc.
Tên lửa xuyên lục địa DF-5B của Trung Quốc.

Hôm 27/7, Lầu Năm Góc và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa của Hoa Kỳ nêu ra những lo ngại mới về việc Trung Quốc gia tăng lực lượng hạt nhân sau khi có một báo cáo mới cho biết Bắc Kinh đang xây dựng thêm 110 hầm chứa tên lửa.

Báo cáo của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (AFS) hôm 26/7 cho biết các ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng các hầm chứa mới gần thành phố Hami ở phía đông của vùng Tân Cương.

Vài tuần trước khi báo cáo của AFS được đưa ra, Trung Quốc đã xây dựng khoảng 120 hầm chứa tên lửa ở Yumen, một khu sa mạc cách Hami khoảng 380 km về phía đông nam.

Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ cho biết trên Twitter: “Đây là lần thứ hai trong vòng hai tháng, công chúng phát hiện ra những gì chúng tôi đã nói suốt về mối đe dọa ngày càng tăng mà thế giới phải đối mặt và bức màn bí mật bao quanh chúng”. Bài đăng này có mối liên quan với một bài báo của New York Times tường trình về báo cáo của AFS.

Đầu tháng 7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng việc Trung Quốc xây dựng kho hạt nhân là một mối quan ngại và nói rằng có vẻ như Bắc Kinh đang rẽ sang hướng khác, rời khỏi chiến lược hạt nhân đã có hàng thập kỷ với cốt lõi là khả năng răn đe tối thiểu.

Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Turner, thành viên cấp cao của Tiểu ban về Lực lượng Chiến lược thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện, cho rằng việc Trung Quốc gia tăng vũ khí hạt nhân là “chưa từng có tiền lệ” và nói rõ rằng đó là “việc triển khai vũ khí hạt nhân để đe dọa Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta”.

Ông nói rằng việc Trung Quốc từ chối đàm phán kiểm soát vũ khí “cần được xem là một nguyên nhân khiến tất cả các quốc gia có trách nhiệm quan ngại và lên án”.

Ông Mike Rogers, một thành viên Cộng hòa khác, đồng thời thành viên cấp cao của Ủy ban Quân lực Hạ viện, cho biết việc Trung Quốc tăng cường vũ khí hạt nhân cho thấy Hoa Kỳ cần nhanh chóng hiện đại hóa khả năng răn đe hạt nhân của mình.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG