Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho hay các giới chức Nga và Mỹ sẽ họp trong mấy ngày tới đây để cố gắng tìm ra các phương thức hợp tác nhằm chấm dứt tình hình bạo động tại Syria. Hai cường quốc đã ở các phía đối nghịch trong vụ xung đột kéo dài trên một năm nay, nhưng bà Clinton đã họp với đối tác phía Nga là ngoại trưởng Sergei Lavrov trong tuần này trại Ireland.
Trong các nhận định đưa ra ngày thứ sáu, bà Clinton nói đã không đạt được khai thông trong cuộc họp với đại sứ Nga. Nhưng họ đã đồng ý với nhau là thành lập các toán cấp thấp hơn để làm việc với đặc sứ Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập Lakhtar Brahimi về một đường lối chung sắp tới.
Bà Clinton nói: “Cả ông Lavrov và tôi đều cam kết ủng hộ một sự thúc đẩy mới của ông Brahimi và toán công tác của ông là hợp tác với tất cả các bên có quyền lợi ở Syria để bắt đầu một cuộc chuyển tiếp chính trị.”
Bà Clinton nói cuộc chuyển tiếp phải đưa đến một “nước Syria dân chủ, thống nhất,” một nước Syria bao gồm những người đại diện cho mọi nhóm tôn giáo và sắc tộc ở Syria. Và bà kèm thêm một điều kiện mà Nga đã chống đối, trong tư cách là đồng minh nước ngoài chính của Tổng thống Syria Bashar al- Assad.
Bà Clinton nói tiếp: “ Một tương lai thuộc loại này có thể không bao gồm ông Assad. Vậy là chúng ta bước vào cuộc thảo luận với cảm nghĩ rõ ràng về những gì chúng ta muốn thấy được hoàn tất, nhưng với một sự thấu hiểu thực tế về việc đó vẫn còn khó khăn như thế nào.”
Bà Clinton, ông Lavrov và ông Brahimi đã gặp nhau tại Dublin hôm thứ năm. Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói về cuộc họp hôm thứ sáu trong chặng dừng ngắn ở Belfast.
Bà nói điều quan trọng là bất cứ nước nào có ảnh hưởng ở Trung Ðông phải thăm dò tất cả các giải pháp có thể có bởi vì các diễn biến ở Syria, theo nguyên văn lời bà, “ngày càng nguy hiểm không chỉ riêng cho người Syria mà cho cả các nước láng giềng nữa.”
Ngoại trưởng Mỹ rõ ràng muốn đề cập đến những vụ tiến quân của phe nổi dậy, đặc biệt ở quanh Damascus, và đến tin tức nói rằng quân đội Syria có thể chuẩn bị cho khả năng sử dụng vũ khí hóa học chống lại phe nổi dậy.
Cả Hoa Kỳ và Nga đều nói một hành động như thế sẽ không thể chấp nhận được, và các giới chức Hoa Kỳ đã gợi ý rằng nó có thể châm ngòi cho sự can thiệp quân sự, mà cho đến nay cộng đồng quốc tế đã tránh né.
Trong một hành động dường như nhắm mục đích trấn an những người ủng hộ ông Assad, cả ở Syria và ở Nga, bà Clinton thông báo cho nhiều nhóm nổi dậy ở Syria rằng Hoa Kỳ trông đợi họ tôn trọng quyền của tất cả mọi người dân Syria nếu họ lên nắm quyền.
Bà Clinton nói: “Chúng tôi sẽ định cùng một tiêu chuẩn cho mỗi bên. Ðây không phải chỉ là một cuộc đối thoại một chiều. Nó phải là một cuộc đối thoại toàn diện nhưng mọi người đều phải hiểu rõ những gì trông đợi ở họ.”
Ngoại trưởng Clinton trở về nước trong ngày thứ sáu, nhưng bà sẽ lại vượt Ðại Tây Dương vào tuần tới để dự một cuộc họp ở Maroc với nhóm Những người Bạn của Syria, một tổ chức quốc tế muốn Tổng thống Assad từ chức. Cuộc họp đó dự trù sẽ chính thức chấp nhận phe đối lập ở Syria vừa được tổ chức lại là đại diện hợp pháp của nhân dân Syria, và có tác dụng là một cơ hội khác để thúc đẩy việc lật đổ ông Assad.
Trong các nhận định đưa ra ngày thứ sáu, bà Clinton nói đã không đạt được khai thông trong cuộc họp với đại sứ Nga. Nhưng họ đã đồng ý với nhau là thành lập các toán cấp thấp hơn để làm việc với đặc sứ Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập Lakhtar Brahimi về một đường lối chung sắp tới.
Bà Clinton nói: “Cả ông Lavrov và tôi đều cam kết ủng hộ một sự thúc đẩy mới của ông Brahimi và toán công tác của ông là hợp tác với tất cả các bên có quyền lợi ở Syria để bắt đầu một cuộc chuyển tiếp chính trị.”
Bà Clinton nói cuộc chuyển tiếp phải đưa đến một “nước Syria dân chủ, thống nhất,” một nước Syria bao gồm những người đại diện cho mọi nhóm tôn giáo và sắc tộc ở Syria. Và bà kèm thêm một điều kiện mà Nga đã chống đối, trong tư cách là đồng minh nước ngoài chính của Tổng thống Syria Bashar al- Assad.
Bà Clinton nói tiếp: “ Một tương lai thuộc loại này có thể không bao gồm ông Assad. Vậy là chúng ta bước vào cuộc thảo luận với cảm nghĩ rõ ràng về những gì chúng ta muốn thấy được hoàn tất, nhưng với một sự thấu hiểu thực tế về việc đó vẫn còn khó khăn như thế nào.”
Bà Clinton, ông Lavrov và ông Brahimi đã gặp nhau tại Dublin hôm thứ năm. Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói về cuộc họp hôm thứ sáu trong chặng dừng ngắn ở Belfast.
Bà nói điều quan trọng là bất cứ nước nào có ảnh hưởng ở Trung Ðông phải thăm dò tất cả các giải pháp có thể có bởi vì các diễn biến ở Syria, theo nguyên văn lời bà, “ngày càng nguy hiểm không chỉ riêng cho người Syria mà cho cả các nước láng giềng nữa.”
Ngoại trưởng Mỹ rõ ràng muốn đề cập đến những vụ tiến quân của phe nổi dậy, đặc biệt ở quanh Damascus, và đến tin tức nói rằng quân đội Syria có thể chuẩn bị cho khả năng sử dụng vũ khí hóa học chống lại phe nổi dậy.
Cả Hoa Kỳ và Nga đều nói một hành động như thế sẽ không thể chấp nhận được, và các giới chức Hoa Kỳ đã gợi ý rằng nó có thể châm ngòi cho sự can thiệp quân sự, mà cho đến nay cộng đồng quốc tế đã tránh né.
Trong một hành động dường như nhắm mục đích trấn an những người ủng hộ ông Assad, cả ở Syria và ở Nga, bà Clinton thông báo cho nhiều nhóm nổi dậy ở Syria rằng Hoa Kỳ trông đợi họ tôn trọng quyền của tất cả mọi người dân Syria nếu họ lên nắm quyền.
Bà Clinton nói: “Chúng tôi sẽ định cùng một tiêu chuẩn cho mỗi bên. Ðây không phải chỉ là một cuộc đối thoại một chiều. Nó phải là một cuộc đối thoại toàn diện nhưng mọi người đều phải hiểu rõ những gì trông đợi ở họ.”
Ngoại trưởng Clinton trở về nước trong ngày thứ sáu, nhưng bà sẽ lại vượt Ðại Tây Dương vào tuần tới để dự một cuộc họp ở Maroc với nhóm Những người Bạn của Syria, một tổ chức quốc tế muốn Tổng thống Assad từ chức. Cuộc họp đó dự trù sẽ chính thức chấp nhận phe đối lập ở Syria vừa được tổ chức lại là đại diện hợp pháp của nhân dân Syria, và có tác dụng là một cơ hội khác để thúc đẩy việc lật đổ ông Assad.