Đường dẫn truy cập

Mỹ: Không thể biện minh cho cuộc đảo chính ở Thái Lan


Binh sĩ Thái Lan chặn lối vào câu lạc bộ quân đội ở Bangkok, ngày 22/5/2014.
Binh sĩ Thái Lan chặn lối vào câu lạc bộ quân đội ở Bangkok, ngày 22/5/2014.

Diễn biến chính trị ở Thái Lan

Diễn biến chính trị ở Thái Lan

2006: Quân đội lật đổ Thủ tướng Thaksin Shinawatra

2007: Đảng Quyền lực Nhân dân ủng hộ ông Thaksin thắng cử

2008: Người biểu tình chống ông Thaksin, được gọi là phe “Áo Vàng,” biểu tình hàng tháng liền và làm tê liệt sân bay Bangkok một thời gian ngắn. Ông Abhisit Vejjajiva trở thành thủ tướng.

2010: Phe "Áo đỏ" ủng hộ ông Thaksin biểu tình rầm rộ ở Bangkok, hàng chục người thiệt mạng

2011: Bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, được bầu làm thủ tướng

2013: Những người biểu tình chống chính phủ lại tổ chức biểu tình lớn, bà Yingluck cho tiến hành bầu cử mới

2014: Trại biểu tình ở Bangkok và chính phủ bà Yingluck bị dẹp, quân đội tuyên bố thiết quân luật sau đó đảo chính chiếm quyền vào tháng 5.
Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ thất vọng trước việc quân đội chiếm quyền kiểm soát chính phủ Thái Lan, và nói rằng không gì có thể “biện minh” cho cuộc đảo chánh.

Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry lên tiếng lo ngại về tin nói rằng các nhà lãnh đạo chính trị cao cấp của Thái Lan đã bị quân đội bắt giữ. Ông kêu gọi phóng thích họ ngay lập tức và “trở lại thể chế dân chủ.”

Ông Kerry cũng cảnh báo rằng việc chiếm quyền kiểm soát chính phủ sẽ có những hệ quả tiêu cực cho quan hệ của Hoa Kỳ với quân đội Thái Lan.

Ông lên tiếng tại Washington, vài giờ sau khi Tướng Prayuth Chan-Ocha của Thái Lan loan báo về cuộc đảo chánh trong một tuyên bố được truyền hình, hai ngày sau khi tuyên bố thiết quân luật. Ông nói rằng hành động ngưng áp dụng hiến pháp có mục đích vãn hồi trật tự và thúc đẩy cải tổ chính trị. Tướng lãnh này cũng ra lệnh cho quyền thủ tướng và nội các tới trình diện quân đội.

Các giới chức Hoa Kỳ trước đó đã loan báo việc duyệt lại mọi trợ giúp quân sự cho Bangkok, kể cả cuộc tập trận chung với sự tham gia của hàng trăm binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến và thủy thủ Hoa Kỳ.

Tuyên bố về cuộc đảo chánh ở Thái Lan tiếp theo sau ngày thứ nhì của cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng giữa những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra sống lưu vong, và những người phản đối nhận được sự ủng hộ của những nhân vật hàng đầu truyền thống trong chính giới. Các nhân chứng nói rằng những người ủng hộ ông Thaksin đã bị các binh sĩ đưa đi sau khi cuộc thương thảo không đạt được sự tương nhượng của phe đối lập.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG